Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện khe bố, tỉnh nghệ an​ (Trang 74 - 76)

- Xác định hệ số K: Cơ sở cho hệ số K còn thiếu, gây phức tạp trong thực hiện. Vì vậy cần thực hiện những nghiên cứu xác định giá trị của DVMTR như nghiên cứu về khả năng giữ đất, giữ nước của các trạng thái rừng; có thêm các nghiên cứu về ảnh hưởng của nguồn gốc và mục đích sử dụng rừng tới dòng chảy, xói mòn và bồi lắng lòng hồ.

- Với Nghệ An, đến thời điểm này kết quả thực hiện kiểm kê rừng đã hoàn thành, số liệu loại đất, loại rừng và hiện trạng rừng đã xác định, vì vậy có thể sử dụng hiện trạng rừng kiểm kê làm cở sở để xác định hệ số K trên địa bàn tỉnh. Cụ thể có thể nghiên cứu theo các nguyên tắc và tiêu chí như:

*) Nguyên tắc xác định hệ số chi trả dịch vụ môi trường rừng. Hệ số K dùng để điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng nên nó phải thay đổi theo hiệu quả môi trường của rừng, nhưng đồng thời nó cũng dùng để điều chỉnh lợi ích cho các chủ rừng nhằm mang lại công bằng xã hội trong chi trả dịch vụ môi trường rừng, nên nó cũng phải thay đổi theo đặc điểm xã hội của khu rừng. Nguyên tắc xây dựng hệ số K được xác định như sau:

+ Hệ số K phải thay đổi theo hiệu quả môi trường của khu rừng. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo chi trả DVMTR mang tính công bằng và khuyến khích các chủ rừng tạo ra những dịch vụ môi trường ngày càng tốt hơn.

+ Hệ số K phải dễ áp dụng trong thực tiễn. Điều này đảm bảo rằng với cùng một lô rừng mọi người xác định hệ số K đều được kết quả như nhau, đồng thời mọi chủ rừng có thể tự xác định được hệ số K cho các lô rừng của mình.

+ Hệ số K phải được cân nhắc, điều chỉnh một phần nhằm thúc đẩy việc chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng. Đây là nguyên tắc đảm bảo tính xã hội của hệ số K. Nó như một

yếu tố góp phần giảm bớt những mâu thuẫn trong chia sẽ những nguồn lợi từ rừng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào quản lý bảo vệ rừng.

+ Hệ số K được xác định bằng phương pháp so sánh tương đối. Hệ số K của một loại rừng sẽ được tính bằng tỷ lệ giữa hiệu quả môi trường của nó với hiệu quả môi trường của loại rừng có hiệu quả môi trường cao nhất. Như vậy, hệ số K của loại rừng có hiệu quả môi trường cao nhất sẽ là 1.0, còn hệ số K của các loại rừng khác sẽ nhỏ hơn 1.0.

Như vậy, hệ số K được xác định bằng cách so sánh tương đối hiệu quả môi trường của các loại rừng. Tuy nhiên, hiệu quả môi trường lại tỷ lệ với những những yếu tố ảnh hưởng, nên trong thực tế hệ số K được xác định bằng việc so sánh tương đối các yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả môi trường, còn được gọi là những chỉ số phản ảnh hiệu quả môi trường.

*) Các tiêu chí được sử dụng để xác định hệ số K

Theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP có bốn tiêu chí chủ yếu được áp dụng để xác định hệ số K gồm loại rừng, trạng thái rừng, nguồn gốc hình thành rừng, và mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng. Tuy nhiên, tuỳ tình hình số liệu tài liệu và đặc điểm mối quan hệ xã hội liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng mà một địa phương có thể quyết định sử dụng một, hai, ba hay cả 4 tiêu chí trên.

- Các chỉ số được sử dụng để xác định hệ số K

Những dịch vụ môi trường rừng chủ yếu có thể thu được tiền của đối tượng sử dụng hiện tại là dịch vụ giữ đất chống bồi lắng lòng hồ và giữ nước cho các hồ thủy điện và các cơ sở cấp nước. Các chỉ số phản ảnh hiệu quả giữ đất và giữ nước như sau.

+ Chỉ số phản hiệu quả giữ đất của rừng. Hiệu quả giữ đất của rừng cho các cơ sở thủy điện về cơ bản là hiệu quả chống xói mòn giảm lượng phù sa bồi lắng lòng hồ. Nó phụ thuộc chủ yếu vào mức che phủ mặt đất của rừng, mức che phủ càng cao thì tác động của mưa đến mặt đất càng nhỏ, xói mòn càng thấp. Chỉ số về mức độ che phủ mặt đất C của thảm thực vật được

xác định bằng công thức sau: C = (TC/H+CP+TM), trong đó TC là tỷ lệ giữa diện tích hình chiếu các tán cây tầng cao với diện tích mặt đất, H là chiều cao vút ngọn trung bình của tầng cây cao tính bằng mét, CP là tỷ lệ che phủ mặt đất của lớp thảm tươi cây bụi, TM là tỷ lệ che phủ mặt đất của lớp thảm khô trên mặt đất. Đây là chỉ số cấu trúc lớp phủ thực vật có liên hệ chặt nhất với cường độ xói mòn (Vương Văn Quỳnh, 1997). Vì vậy, có thể sử dụng phương pháp so sánh chỉ số C của các trạng thái rừng để xác định hệ số K cho chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện khe bố, tỉnh nghệ an​ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)