Thực trạng cơ sở hạtầng logistic tại thành phố Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng Logistics trên địa bàn cấp tỉnh thành phố ở nước ta (Trang 27 - 31)

2.1. Cơ sở hạ tầng phần cứng

Mạng lưới giao thông của Hà Nội hiện nay chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của xã hội. Các dự án phát triển hệ thống giao thông còn thiếu hoặc triển khai xây dựng rất chậm. Hệ thống đường sắt có cơng nghệ lạc hậu, chiếm tỷ trọng quá nhỏ so với tổng nhu cầu vận tải. Đường thủy tỷ trọng vận tải thấp so với tiềm năng do chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên. Giao thông đô thị đang bị quá tải nặng nề, tỷ lệ đáp ứng về vận tải hành khách công cộng rất thấp, chỉ đạt 15% (tiêu chuẩn 40-60%).

2.1.1. Đường bộ

Mạng lưới đường bộ ở Hà Nội được cấu thành bởi hệ thống các đường xuyên tâm, đường vành đai, các trục giao thơng chính và các đường phố được bố trí theo kiểu

hỗn hợp. Mạng lưới đường bộ là hệ thống giao thơng chính của Hà Nội, phần lớn lưu lượng hành khách và hàng hóa đều được vận chuyển qua hệ thống này.

Bảng 2.1. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển theo đường bộ trên địa bàn TP.Hà Nội

2005 2008 2010 2011 2012 2013

Khối lượng hàng hóa vận chuyển (1000 tấn)

57217 98624 112587 134981 158907 175910

Khối lượng hàng hóa luân chuyển (1.000.000. tấn.km)

2347 3893 4680 5582 6600 7273

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2013

Từ năm 2007 đến nay, TP.Hà Nội triển khai xây dựng thêm khoảng 100km đường đô thị, mạng lưới giao thông đô thị tại các quận nội thành của Hà Nội theo số liệu năm 2008, có 362 tuyến phố với 955 km chiếm 7,2% diện tích đất đơ thị. Khu vực ngoại thành có tổng chiều dài đường, ngõ xóm trên 1200km, chiếm 0,9% diện tích tự nhiên của ngoại thành. Tỷ lệ đường nội thành được rải thảm nhựa đạt trên 90% và khoảng 50% đối với ngoại thành. Hệ thống đường vành đai đô thị gồm 4 tuyến: vành đai I, II, III, IV, trong đó đường vành đai III đã hồn thành và đưa váo sử dung từ 21/10/2012, các tuyến đường cịn lại đang được hồn thiện và đi vào sử dụng. Nhiều nút giao thông trọng điểm được xây dựng, mở rộng. Tuy vậy mạng lưới quy mô hệ thống giao thơng độ thị ở Hà Nơi vẫn cịn nhỏ, tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thơng vẫn cịn ở mức thấp (7,2% diện tích đất đơ thị) và phân bố khơng đều. Mật độ đường của Hà Nội tính bình qn đạt 4,7 km/km2( tỷ lệ này ở các đô thị phát triển là 5-6 km/km2)

Do sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu giao thông trong những năm qua, hệ thống đường bộ của Hà Nội đã trở nên quá tải và xuống cấp, các tuyến phố trung tâm thường

xuyên chịu đựng cảnh tắc nghẽn do lượng người qua lại quá đông trong khi phần lớn đường phố Hà Nội được xây dựng cách đây đã lâu, không thể đáp ứng nhu cầu hiện tại. Mật độ đường bộ thấp, các tuyến phố mới được xây dựng chỉ giải quyết được một phần vấn đề và cũng rất nhanh chóng rơi vào cảnh quá tải, ví dụ như tuyến đường Kim Liên-Ơ Chợ Dừa mới được mở rộng, bề rộng đường khoảng 23m với chi phí rất lớn nhưng qua vài tháng đã lại trở nên quá tải.

Mạng lưới đường bộ tại Hà Nội cũng chưa hồn chỉnh, các trục giao thơng chính kéo dài thiếu nhiều đường nối, điều đó làm cho các tuyến đường này thường xuyên tắc nghẽn nhất là vào các giờ cao điểm.

Không những thế, ý thức tham gia giao thơng của người dân cịn kém, phần lớn là tâm lý ứng phó với lực lượng tuần tra, khơng tự giác chấp hành luật lệ an toàn giao thơng càng khiến cho tình trạng giao thơng thêm lộn xộn.

Cơng tác quản lý và xây dựng các cơng trình giao thông cũng gặp nhiều vấn đề,.Việc đường mới xây lại được đào lên còn khá phổ biến, gây tốn kém, cản trở giao thông, ảnh hưởng tới chất lượng sử dụng của cơng trình. Cơng trình giao thơng chưa được triển khai đồng bộ với hệ thống thốt nước gây nên tình trạng ngập úng, tắc nghẽn mỗi khi mưa lớn.

Hiện tại thành phố Hà Nội có 5 bến xe chính là: Giáp Bát, Gia Lâm, Mỹ Đình, Lương n và Nước Ngầm là nơi các xe khách liên tỉnh tỏa đi khắp quốc gia theo các tuyến quốc lộ. Với tốc độ gia tăng phương tiện nhanh như hiện nay, nội thành Hà Nội đang rơi vào tình trạng thiếu điểm đỗ xe trầm trọng. Theo thống kê 10 quận nội thành chỉ đáp ứng được khoảng 8-10% nhu cầu trơng giữ xe, số cịn lại đỗ ở chung cư, khu đô thị, cơ quan, nhà riêng, đặc biệt có tới 12% bãi đỗ xe trên lịng đường, vỉa hè, ngõ cụt, sân trường. Cơ sở hạ tầng giao thông tĩnh của Hà Nội đang thiếu trầm trọng, thành phố Hà Nội có gần 43ha đất dành làm bãi đỗ xe, với 1.178 điểm, bãi đỗ xe có giấy phép. Tuy nhiên, các bãi đỗ, điểm đỗ này chỉ đáp ứng được 8 - 10% nhu cầu của tổng các phương tiện hiện có.

Theo đề án quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội đến năm 2020, thành phố sẽ bố trí đủ quỹ đất dành cho việc xây mới các bến xe ngoài khu vực vành đai 3 và các huyện ngoại thành phù hợp với các tiêu chí đã đề cập trong các quy hoạch. Trong giai đoạn 2011-2015, sẽ cải tạo các bến xe Mỹ Đình, Nước ngầm thành các bến xe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế đến từ các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc.Nâng cấp, cải tạo quy mô đối với các bến xe Đan Phượng, bến xe phía Nam, bến xe Gia Lâm, Sơn Tây, Thường Tín, Yên Nghĩa. Các bến xe Lương n, Trạm Trơi (Hồi Đức) khơng nằm trong quy hoạch, có vị trí khơng thuận lợi và hay gây ùn tắc giao thông sẽ chuyển đổi thành điểm đỗ xe và cơng trình dịch vụ công cộng.

Giai đoạn 2016 – 2020 tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các bến xe khách Xuân Mai, Đông Anh, Đan Phượng theo quy hoạch và một số trung tâm tiếp vận đầu mối đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa. Giai đoạn 2011- 2015, các bến, bãi đỗ xe tải như Kim Ngưu, Tân Ấp, Dịch Vọng, Sơn Tây sẽ chuyển đổi chức năng thành điểm đỗ xe công cộng. Tiếp tục xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo các bến xe tải phân bố gần các trục chính hướng tâm vào Thành phố như bến xe tải Trâu Quỳ, Yên Viên, Thượng Cát, Hà Đông, Nam Hồng, Phù Lỗ, Thanh Trì, Khuyến Lương. Theo đề nghị của Sở GTVT, các dự án ưu tiên sẽ là các dự án cấp bách giải quyết ngay nhu cầu về bến bãi, điểm đỗ xe giảm ùn tắc giao thông và hạn chế tai nạn giao thơng. Đặc biệt, trong tình trạng quá tải dẫn đến đỗ xe lộn xộn gây mất trật tự an tồn giao thơng, Sở GTVT đã đề nghị TP thí điểm xây dựng một số điểm đỗ xe cao tầng cơ giới tại một số khu vực như quận Hồn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Giai đoạn 2011 – 2015 sẽ kêu gọi đầu tư 9 điểm đỗ xe cao tầng cơ giới và giai đoạn 2016-2020 tiếp tục đầu tư thêm 11 điểm. Đồng thời thí điểm xây dựng một số điểm dừng đón trả khách đi taxi có điều hành tại các trung tâm thương mại lớn, các bệnh viện lớn, các ga đầu mối… như tòa nhà Vincom, ga Hà Nội, Tràng tiền Plaza, bệnh viện Mắt Trung ương. Thí điểm xây dựng một số điểm dừng đón trả khách liên tỉnh, xe hợp đồng, xe du lịch, trước mắt, xây dựng 2 điểm đón trả

khách phục vụ khách du lịch vào khu vực Long Biên (gần điểm trung chuyển Long Biên) và khu vực đất trống dọc đường Bưởi (đối diện công viên Thủ Lệ).

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng Logistics trên địa bàn cấp tỉnh thành phố ở nước ta (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w