III. Giải pháp xây dựng cơ sở hạtầng Logistics thành phố Hà Nội
3.1 Nhóm giải pháp xây dựng cơ sở hạtầng phần cứng
3.1.1 Giao thông đường bộ
Cần nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông chất lượng kém, đầu tư xây dựng các công trình mới đồng bộ và hiện đại, đẩy mạnh tiến độ thi công các dự án
cũng như chất lượng công trình đảm bảo không phải sửa chữa nhiều và tiết kiệm các nguồn lực.
Thành phố cần tập trung nâng cấp, xây dựng các tuyến đường cao tốc đảm bảo tải trọng cho các ô tô chuyên dụng lưu thông. Tăng cường đầu tư phát triển xe chuyên dụng chở container các loại. Xây dựng các trạm container đường bộ, đây là nơi giao nhận, bảo quản hàng hóa và bảo quản container, đồng thời là nơi tiến hành các nghiệp vụ sửa chữa, bảo hành container.
Theo quy hoach, xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường cao tốc hướng tâm, bao gồm 7 tuyến: Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hạ Long, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hòa Bình, Cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5, Hà Nội - Ninh Bình - Thanh Hóa. Xây dựng mới và cải tạo đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2. Hoàn thiện các tuyến vành đai 1, 2, 4 và 5; cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ hướng tâm: QL 1A, QL 6, QL 21B, QL32, QL2, QL3, QL5. Xây mới các trục giao thông kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh và các trục giao thông nội vùng: Ngọc Hồi - Phú Xuyên, Hà Đông - Xuân Mai, trục Hồ Tây - Ba Vì, Tây Thăng Long, Đỗ Xá - Quan Sơn, trục kinh tế Bắc - Nam, Miếu Môn - Hương Sơn, trục kinh tế phía Nam, Lê Văn Lương kéo dài - Chúc Sơn và các tuyến tỉnh lộ hướng tâm quan trọng.
Trên các tuyến trục chính đô thị, quy hoạch các cụm tổ hợp công trình phục vụ công cộng, văn phòng, theo hướng không gian mở, kiến trúc hiện đại, tạo đặc trưng đô thị. Phát triển có kiểm soát về kiến trúc, cảnh quan các trục không gian hướng tâm về nội đô Hà Nội.
Xây mới 8 cầu và hầm qua sông Hồng. Xây dựng mới 03 cầu, cải tạo và hoàn chỉnh 02 cầu qua sông Đuống; xây dựng mới 02 cầu qua sông Đà và cải tạo xây dựng hệ thống các bến, bãi đỗ xe liên tỉnh và đầu mối kết hợp các điểm đầu cuối xe buýt.
3.1.2 Giao thông đường sắt
Đường sắt cũng là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và hành khách, được nối liền với hầu hết các vùng miền cả nước.
Xây dựng và cải tạo hệ thống đường sắt và ga đường sắt quốc gia và quốc tế: Hà Nội- Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Hạ Long, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên; xây dựng mới đường sắt vành đai dọc theo vành đai 4; nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Vinh; các tuyến đường sắt nội vùng: Hà Nội - Hòa Bình, Hà Nội - Bắc Giang, Hà Nội - Hải Dương, Hà Nội Hưng Yên, Hà Nội - Phủ Lý. Xây dựng các trung tâm tiếp vận nhằm phân phối và trung chuyển hành khách, hàng hóa giữa các loại hình vận tải đường sắt với đường bộ gắn với hệ thống ga đầu mối như: ga Ngọc Hồi, ga Bắc Hồng, ga Cổ Bi, ga Tây Hà Nội.
Cùng với đó là xây dựng 5 tuyến đường sắt trên không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và giảm thiểu ách tắc giao thông, bao gồm:
Tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên, Như Quỳnh): tuyến này có chiều dài khoảng 38,7 km, phục vụ các khu vực ngoại thành phía Đông bắc và phía Nam Hà Nội đi qua khu vực trung tâm thành phố;
Tuyến số 2 (Nội Bài - trung tâm thành phố - Thượng Đình): dài khoảng 35,2 km, là xương sống cho khu vực đô thị hiện tại và tương lai. Tuyến số 2 nối sân bay Nội Bài và khu đô thị mới Đông Anh, Từ Liêm, khu Phố cổ, khu phố có kiến trúc kiểu Pháp, đi dọc hành lang quốc lộ 6 và tới Thượng Đình. Trong đó đoạn tuyến phía Bắc sông Hồng sẽ đi dọc hành lang của trục chính đô thị Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Nội Bài.
Tuyến số 3 (Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai): tuyến số 3 có chiều dài 21 km, nối khu vực phía tây với trung tâm thành phố và khu vực phía nam thành phố. Trong đó đoạn tuyến từ Nhổn đến ga Hà Nội hiện đang được chuẩn bị xây dựng theo dự án của thành phố Hà Nội. Sau năm 2020 sẽ phát triển tuyến số 3 lên tới Sơn Tây, tổng chiều dài dự kiến của tuyến số 3 khi đó là 48 km.
Tuyến số 4 (Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy/Hoàng Mai - Thanh Xuân - Từ Liêm - Thượng Cát - Mê Linh): tuyến có dạng vòng tròn, kết nối với các tuyến số 1, số 2, số 3 và số 5, đa dạng hóa nhu cầu giao thông và gắn kết với các dự án phát triển đô thị. Trước mắt xây dựng tuyến số 4 là tuyến xe buýt nhanh, trong tương lai sẽ phát
triển thành tuyến đường sắt đô thị hoàn chỉnh. Toàn tuyến số 4 có chiều dài khoảng 53,1 km;
Tuyến số 5 (Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc): là tuyến này có chức năng kết nối trung tâm thành phố Hà Nội với các khu đô thị dọc theo hành lang Láng - Hòa Lạc. Chiều dài của tuyến số 5 là khoảng 34,5 km.
3.1.3 Giao thông đường hàng không
Nâng cấp cảng hàng không quốc tế Nội Bài sau năm 2030 đạt 50 triệu hành khách/năm; sân bay Gia Lâm phục vụ nội địa tầm ngắn; sân bay Hòa Lạc, Miếu Môn chủ yếu phục vụ quân sự, có thể phục vụ dân sự khi có nhu cầu, sân bay Bạch Mai là sân bay cứu hộ, trực thăng.
Đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành nhà ga hành khách T2 đúng chất lượng, công suất và mục tiêu đã đề ra
Đến năm 2020, cảng hàng không quốc tế Nội Bài có tổng công suất đạt 20 ÷ 25 triệu hành khách/năm, 260.000 tấn hàng hóa/năm và có diện tích dự phòng đảm bảo yêu cầu phục vụ. Định hướng cho giai đoạn sau năm 2020, cảng hàng không quốc tế Nội Bài tiếp tục hoàn chỉnh khu phía Bắc, đồng thời phát triển về phía Nam, nâng tổng công suất lên 50 triệu hành khách/năm.
Trong thời gian tới, tiếp tục nghiên cứu vị trí, quy mô của sân bay quốc tế thứ hai trong vùng khi sân bay Nội Bài có dấu hiệu mãn tải và dự trữ phát triển lâu dài.
3.1.4 Giao thông đường sông
Cải tạo nạo vét luồng tuyến, nâng cấp xây mới các cảng, bến thủy dọc sông sông Đà, sông Đuống, sông Hồng phục vụ giao thông thủy liên kết với mạng lưới toàn quốc. Cải tạo sông Đáy, sông Tích, sông Nhuệ, sông Cà Lồ phục vụ cho du lịch.
Chỉnh trị cải tạo các tuyến đường sông theo quy hoạch:
+ Bước 1: Điều chỉnh thế sông tự nhiên về thế sông quy hoạch bằng hệ thống các công trình tác động vào dòng chảy, lòng dẫn, tùy thuộc từng đoạn sông. Xây dựng công
trình khống chế tỷ lệ phân lưu và vị trí cửa phân lưu vào sông Đuống, ổn định thế sông theo quy hoạch;
+ Bước 2: xây dựng mới và nâng cấp các công trình bảo vệ bờ sông hiện có sau khi đã ổn định được thế sông. Bảo vệ các đoạn bờ sông trọng điểm cần ưu tiên từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì, các đoạn bờ liên quan đến du lịch, tôn tạo cảnh quan thành phố (bờ phải từ cống Liên Mạc đến cảng Hà Nội và bờ trái từ Vĩnh Ngọc đến cửa Đuống, cửa Đuống đến cảng Thạch Cầu);
+ Bước 3: kè bảo vệ lần lượt các đoạn bờ sông còn lại.
Song song với cải tạo giao thông thuỷ sông Hồng khu vực Hà Nội, triển khai thực hiện việc nạo vét cải tạo để hoàn chỉnh tuyến sông từ Hà Nội đến cửa Đáy và Lạch Giang, đặc biệt là việc cải tạo cửa luồng từ biển vào.
Công tác cải tạo sông Hồng được kết hợp với các dự án phát triển đô thị, cải tạo môi trường và xây dựng, nâng cấp các tuyến đường bộ song hành.
- Các bến cảng:
Nâng cấp kết hợp xây dựng mới để đến năm 2020 khu vực Hà Nội có các cảng và bến gồm:
Trên sông Hồng: cảng Khuyến Lương, cảng Thanh Trì, cảng Chèm và bến Chương Dương, bến Bát Tràng;
Trên sông Đuống: cảng Phù Đổng, cảng Đức Giang.
Nghiên cứu chuyển đổi công năng của cảng Hà Nội hiện nay theo hướng chủ yếu phục vụ du lịch. Ngoài ra, nghiên cứu đầu tư xây dựng thêm các cảng phục vụ du lịch dọc hai bên bờ sông Hồng tại khu vực Tầm Xá, Long Biên, vv…
Các nội dung quy hoạch về chỉnh trị và vận tải thủy được bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với kết quả nghiên cứu của đề án hành lang thoát lũ sông Hồng và đề án thành phố ven sông Hồng đang thực hiện.
3.1.5. Tổ chức hệ thống đầu mối giao thông tiếp vận tổng hợp
- Đầu mối Nội Bài liên kết đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô với đường bộ và đường hàng không
- Đầu mối phía Nam: khu vực Ngọc hồi bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt cao tốc, đường sắt nội đô với các tuyến đường bộ và đường thủy
- Đầu mối tiếp vận phía Đông: Ga Cổ bi-cảng cạn, sắt bộ kết hợp.
- Đầu mối Đông-Bắc: là đầu mối bao gồm các loại phương thức vận tải như đường sắt quốc gia, quốc tế, đường bộ cao tốc.
3.1.6.Đối với hệ thống giao thông ngầm
Hệ thống giao thông ngầm cần tập trung phát triển trước mắt là xây dựng các bãi đỗ xe ngầm để giải quyết tình trạng đỗ xe lấn chiếm lòng đường, vỉa hè hiện tại của Hà Nội, trước tiên là tại các tuyến phố khu vực Trung tâm như vườn hoa Bác Cổ và dọc hè phố Trần Nhân Tông hay bãi đỗ xe ngầm tại Cung văn hóa Hữu Nghị, phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm là các dự án đã được phê duyệt và đưa vào triển khai.
Tiếp đó, theo kế hoạch dài hạn, Hà Nội sẽ có các tuyến tàu điện ngầm đoạn trong nội đô, đoạn phía ngoài có thể đi nổi hoặc đi trên cao. Cùng với đó các tuyến đi bộ ngầm cũng được phát triển kết hợp với các khu phố thương mại ngầm như tại Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường.
3.1.7. Đối với hệ thống trung chuyển hàng hóa, trung tâm Logistics
Hà Nội cần xây dựng nhiều hơn những khu dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa, đặt tại các vị trí thuận lợi; đồng thời hình thành mạng lưới chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng; xây dựng các trung tâm bán buôn và mua sắm cấp vùng gắn với khu vực đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh, giúp thuận tiện, thúc đẩy lưu thông hàng hóa . Trong tương lai, Hà Nội sẽ phát triển 02 trung tâm thương mại tổng hợp cấp
Thành phố tại Thượng Đình - quận Thanh Xuân và Vĩnh Tuy - quận Hoàng Mai với diện tích từ 10 - 15ha/trung tâm. Xây dựng 2 khu dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa tại Sóc Sơn gắn với sân bay quốc tế Nội Bài, hành lang kinh tế Côn Minh- Hà Nội-Hải Phòng và các khu công nghiệp phía Bắc Hà Nội; vị trí thứ 2 là tại Phú Xuyên gắn với hành lang kinh tế Tây Bắc-Vùng Thủ đô-Hải Phòng, hành lang kinh tế Bắc Nam dọc quốc lộ 1A và các khu công nghiệp phía Nam Hà Nội với diện tích khoảng 50ha/khu.
3.1.8 Xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại trọng điểm:
a. Chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng:
- Tập trung đầu tư xây dựng một số chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng tại các khu vực: Long Biên, Gia Lâm, Mê Linh, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sơn Tây.
b. Trung tâm bán buôn cấp vùng:
Phát triển một số trung tâm bán buôn và mua sắm cấp vùng tại các khu vực: Gia Lâm, Hòa Lạc, Chúc Sơn, Phú Xuyên, Sóc Sơn với diện tích khoảng 20ha/trung tâm.
Phát triển 01 trung tâm phân phối nguyên phụ liệu dệt may, da giày với diện tích 3 - 5 ha; 01 trung tâm phân phối linh kiện điện tử và phụ liệu với diện tích 3 - 5 ha; 01 trung tâm phân phối hàng công nghiệp tiêu dùng với diện tích 10 - 15 ha; 01 trung tâm phân phối linh kiện lắp ráp ô tô và 01 sở giao dịch hàng hóa.
c. Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế và trung tâm mua sắm cấp vùng:
Phát triển 01 trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia tại Mễ Trì - huyện Từ Liêm với diện tích khoảng 50ha, 01 trung tâm hội chợ triển lãm thương mại quốc tế tại Đông Anh với diện tích khoảng 50ha.
3.2 Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng phần mềm
Hạ tầng công nghệ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng thúc đấy sự phát triển có hiệu quả của Logistics ở nhiều quốc gia hay vùng lãnh thổ trên thế giới.
Để có thể thúc đẩy Logistics, trước hết Hà Nội cần phải xây dựng một không gian công nghệ thông tin, điện tử viễn thông đảm bảo đáp ứng được nhu cầu xã hội. Dự báo đến năm 2030 Hà Nội có khoảng 7,2 triệu thuê bao, mật độ 77,4 thuê bao/100 dân. Phát triển công nghệ mới cho phép các nhà cung cấp nâng cao chất lượng dịch vụ. Từng bước nâng cấp từ thông tin băng thông rộng ADSL lên các công nghệ tiên tiến hơn như truy cập không dây băng thông rộng (Wimax). Xây dựng mô hình chính phủ điện tử và tạo điều kiện để phát triển thương mại điện tử. Phát triển công nghệ 3G-4G, tiếp tục cập nhật những tiến bộ của công nghệ thế giới
- Quy hoạch phát triển không gian cho công nghệ thông tin phù hợp với quy hoạch phát triển chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được định hướng tại các khu vực được quy hoạch cho phát triển đào tạo công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp kỹ thuật cao và khoa học công nghệ như Long Biên, Đông Anh, Hòa Lạc.
- Phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin phần cứng, sản xuất thiết bị điện tử tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao được được định hướng trong quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 như Khu công nghệ cao Hòa Lạc, các Khu, cụm công nghiệp.
- Phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin phần mềm, nội dung số và dịch vụ tại khu đã được quy hoạch như Khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (Long Biên), Khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội (Long Biên), Khu Phần mềm thuộc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hòa Lạc),... Quy hoạch và xây dựng Khu công nghiệp phần mềm và nội dung số trọng điểm Thành phố Hà Nội.
- Xây dựng các tòa nhà cao tầng và hình thành các Khu công nghệ thông tin tập trung không có ranh giới địa lý xác định trên cơ sở liên kết các tòa nhà với nhau.
Ngoài việc xây dựng một mạng lưới Internet truy cập với tốc độ cao, diện rộng còn cần phải có một chiến lược đưa ứng dụng CNTT vào với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như:
- Áp dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI vào quản lý doanh nghiệp
- Xây dựng hệ thống EDI giữa các cảng, các cơ quan hải quan,với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics.
- Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các phần mềm quản lý vận tải, kho bãi, tận dụng hơn nữa tiềm năng mà thương mại điện tử có thể mang lại
Hà Nội cần tăng cường thu hút, đầu tư phát triển công nghệ thông tin tiên tiến trên thế giới, chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong thương mại, khai quan điện tử để mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí trong xuất nhập khẩu, vận tải giao nhận và hải quan.
3.3 Nhóm giải pháp đến từ các Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nói chung và đặc biệt trong hoạt động kho vận của các DN này nói riêng, để có thể cung cấp dịch vụ logistics theo