III. Giải pháp xây dựng cơ sở hạtầng Logistics thành phố Hà Nội
3.3 Nhóm giải pháp đến từ các Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nói chung và đặc biệt trong hoạt động kho vận của các DN này nói riêng, để có thể cung cấp dịch vụ logistics theo đúng nghĩa, các doanh nghiệp Hà Nội nói riêng hay Việt Nam nói chung có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật
Đầu tư, nâng cấp và mở rộng hệ thống kho bãi, các trang thiết bị bốc xếp, vận chuyển chuyên dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác. Thành lập các trung tâm tư vấn về Logistics hoạt động độc lập (tương tự như các trung tâm tư vấn về quản trị hệ thống chất lượng ISO). Trang bị đầy đủ cơ sở, điều kiện phương tiện vật chất kỹ thuật cho hoạt động Logistics.
- Về mặt nhân lực
Tuyển dụng và đào tạo có hệ thống nguồn nhân lực có kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế. Cần có những chương trình đào tạo, nâng cao nghiệp vụ trong hoạt động Logistics cho các nhân viên trong công ty. Để có thể phát triển lâu dài có thể cử một vài nhân
viên đi học về Logistics ở nước ngoài. Thuê các chuyên gia cố vấn cho công ty trong việc tổ chức hoạt động Logistics.
- Về tổ chức hoạt động và bộ máy của doanh nghiệp
Cần thay đổi hoạt động của công ty theo yêu cầu hoạt động Logistics. Đầu tiên để thay đổi từ những hoạt động giao nhận truyền thống sang hoạt động Logistics, công ty phải có chiến lược Logistics cho riêng mình. Các công ty phải xây dựng và kết hợp các hoạt động Logistics rời rạc, phân mảnh, thành hoạt động chuỗi Logistics. Cần có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Logistic với nhau, ngoài ra cũng cần sự trao đổi qua lại giữa các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa và các doanh nghiệp Logistics, hay giữa các cơ quan hữu quan với các doanh nghiệp này.
- Ứng dụng tin học trong quản trị Logistics
Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin cần phải được sử dụng và khai thác trong quá trình hoạt động. Các doanh nghiệp cần làm quen với việc sử dụng những phần mềm hỗ trợ trong việc phát hành chứng từ vận chuyển hàng hóa, theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa, quản lý container, tiến tới sử dụng vận đơn điện tử… Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS để kiểm soát được thời hạn về địa điểm nguồn hàng hóa, qua đó nâng cao hiệu quả của việc gửi hàng và tính chính xác trong việc kiểm kê hàng hóa.
Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử làm tăng độ chính xác của thông tin, dòng thông tin được truyền nhanh hơn, suôn sẻ hơn nhưng lại không tốn giấy tờ. Hệ thống giao thông thông minh sẽ hợp nhất các yếu tố vận tải, cơ sở hạ tầng, người sử dụng và kết hợp các yếu tố này thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin trong một hệ thống. Phương thức này khá phù hợp với đa số khách hàng vừa và nhỏ của công ty Logistics Việt Nam. Ví dụ, các doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange – EDI). Hệ thống này cho phép trao đổi thông tin dữ liệu từ máy tính qua máy tính của các bộ phận trong hệ thống với nhau. EDI đầu tư khá tốn kém tuy nhiên rất tiện ích và đạt độ an toàn cao. EDI thực sự hữu ích cho
những khách hàng lớn của công ty và trao đổi dữ liệu giữa các chi nhánh, đại lý trong hệ thống Logistics toàn cầu.