Xây dựng kết cấu hạtầng thương mại trọng điểm

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng Logistics trên địa bàn cấp tỉnh thành phố ở nước ta (Trang 58)

III. Giải pháp xây dựng cơ sở hạtầng Logistics thành phố Hà Nội

3.1.8Xây dựng kết cấu hạtầng thương mại trọng điểm

a. Chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng:

- Tập trung đầu tư xây dựng một số chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng tại các khu vực: Long Biên, Gia Lâm, Mê Linh, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sơn Tây.

b. Trung tâm bán buôn cấp vùng:

Phát triển một số trung tâm bán buôn và mua sắm cấp vùng tại các khu vực: Gia Lâm, Hòa Lạc, Chúc Sơn, Phú Xuyên, Sóc Sơn với diện tích khoảng 20ha/trung tâm.

Phát triển 01 trung tâm phân phối nguyên phụ liệu dệt may, da giày với diện tích 3 - 5 ha; 01 trung tâm phân phối linh kiện điện tử và phụ liệu với diện tích 3 - 5 ha; 01 trung tâm phân phối hàng công nghiệp tiêu dùng với diện tích 10 - 15 ha; 01 trung tâm phân phối linh kiện lắp ráp ô tô và 01 sở giao dịch hàng hóa.

c. Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế và trung tâm mua sắm cấp vùng:

Phát triển 01 trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia tại Mễ Trì - huyện Từ Liêm với diện tích khoảng 50ha, 01 trung tâm hội chợ triển lãm thương mại quốc tế tại Đông Anh với diện tích khoảng 50ha.

3.2 Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng phần mềm

Hạ tầng công nghệ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng thúc đấy sự phát triển có hiệu quả của Logistics ở nhiều quốc gia hay vùng lãnh thổ trên thế giới.

Để có thể thúc đẩy Logistics, trước hết Hà Nội cần phải xây dựng một không gian công nghệ thông tin, điện tử viễn thông đảm bảo đáp ứng được nhu cầu xã hội. Dự báo đến năm 2030 Hà Nội có khoảng 7,2 triệu thuê bao, mật độ 77,4 thuê bao/100 dân. Phát triển công nghệ mới cho phép các nhà cung cấp nâng cao chất lượng dịch vụ. Từng bước nâng cấp từ thông tin băng thông rộng ADSL lên các công nghệ tiên tiến hơn như truy cập không dây băng thông rộng (Wimax). Xây dựng mô hình chính phủ điện tử và tạo điều kiện để phát triển thương mại điện tử. Phát triển công nghệ 3G-4G, tiếp tục cập nhật những tiến bộ của công nghệ thế giới

- Quy hoạch phát triển không gian cho công nghệ thông tin phù hợp với quy hoạch phát triển chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được định hướng tại các khu vực được quy hoạch cho phát triển đào tạo công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp kỹ thuật cao và khoa học công nghệ như Long Biên, Đông Anh, Hòa Lạc.

- Phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin phần cứng, sản xuất thiết bị điện tử tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao được được định hướng trong quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 như Khu công nghệ cao Hòa Lạc, các Khu, cụm công nghiệp.

- Phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin phần mềm, nội dung số và dịch vụ tại khu đã được quy hoạch như Khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (Long Biên), Khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội (Long Biên), Khu Phần mềm thuộc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hòa Lạc),... Quy hoạch và xây dựng Khu công nghiệp phần mềm và nội dung số trọng điểm Thành phố Hà Nội.

- Xây dựng các tòa nhà cao tầng và hình thành các Khu công nghệ thông tin tập trung không có ranh giới địa lý xác định trên cơ sở liên kết các tòa nhà với nhau.

Ngoài việc xây dựng một mạng lưới Internet truy cập với tốc độ cao, diện rộng còn cần phải có một chiến lược đưa ứng dụng CNTT vào với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như:

- Áp dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI vào quản lý doanh nghiệp

- Xây dựng hệ thống EDI giữa các cảng, các cơ quan hải quan,với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics.

- Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các phần mềm quản lý vận tải, kho bãi, tận dụng hơn nữa tiềm năng mà thương mại điện tử có thể mang lại

Hà Nội cần tăng cường thu hút, đầu tư phát triển công nghệ thông tin tiên tiến trên thế giới, chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong thương mại, khai quan điện tử để mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí trong xuất nhập khẩu, vận tải giao nhận và hải quan.

3.3 Nhóm giải pháp đến từ các Doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nói chung và đặc biệt trong hoạt động kho vận của các DN này nói riêng, để có thể cung cấp dịch vụ logistics theo đúng nghĩa, các doanh nghiệp Hà Nội nói riêng hay Việt Nam nói chung có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật

Đầu tư, nâng cấp và mở rộng hệ thống kho bãi, các trang thiết bị bốc xếp, vận chuyển chuyên dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác. Thành lập các trung tâm tư vấn về Logistics hoạt động độc lập (tương tự như các trung tâm tư vấn về quản trị hệ thống chất lượng ISO). Trang bị đầy đủ cơ sở, điều kiện phương tiện vật chất kỹ thuật cho hoạt động Logistics.

- Về mặt nhân lực

Tuyển dụng và đào tạo có hệ thống nguồn nhân lực có kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế. Cần có những chương trình đào tạo, nâng cao nghiệp vụ trong hoạt động Logistics cho các nhân viên trong công ty. Để có thể phát triển lâu dài có thể cử một vài nhân

viên đi học về Logistics ở nước ngoài. Thuê các chuyên gia cố vấn cho công ty trong việc tổ chức hoạt động Logistics.

- Về tổ chức hoạt động và bộ máy của doanh nghiệp

Cần thay đổi hoạt động của công ty theo yêu cầu hoạt động Logistics. Đầu tiên để thay đổi từ những hoạt động giao nhận truyền thống sang hoạt động Logistics, công ty phải có chiến lược Logistics cho riêng mình. Các công ty phải xây dựng và kết hợp các hoạt động Logistics rời rạc, phân mảnh, thành hoạt động chuỗi Logistics. Cần có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Logistic với nhau, ngoài ra cũng cần sự trao đổi qua lại giữa các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa và các doanh nghiệp Logistics, hay giữa các cơ quan hữu quan với các doanh nghiệp này.

- Ứng dụng tin học trong quản trị Logistics

Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin cần phải được sử dụng và khai thác trong quá trình hoạt động. Các doanh nghiệp cần làm quen với việc sử dụng những phần mềm hỗ trợ trong việc phát hành chứng từ vận chuyển hàng hóa, theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa, quản lý container, tiến tới sử dụng vận đơn điện tử… Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS để kiểm soát được thời hạn về địa điểm nguồn hàng hóa, qua đó nâng cao hiệu quả của việc gửi hàng và tính chính xác trong việc kiểm kê hàng hóa.

Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử làm tăng độ chính xác của thông tin, dòng thông tin được truyền nhanh hơn, suôn sẻ hơn nhưng lại không tốn giấy tờ. Hệ thống giao thông thông minh sẽ hợp nhất các yếu tố vận tải, cơ sở hạ tầng, người sử dụng và kết hợp các yếu tố này thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin trong một hệ thống. Phương thức này khá phù hợp với đa số khách hàng vừa và nhỏ của công ty Logistics Việt Nam. Ví dụ, các doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange – EDI). Hệ thống này cho phép trao đổi thông tin dữ liệu từ máy tính qua máy tính của các bộ phận trong hệ thống với nhau. EDI đầu tư khá tốn kém tuy nhiên rất tiện ích và đạt độ an toàn cao. EDI thực sự hữu ích cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những khách hàng lớn của công ty và trao đổi dữ liệu giữa các chi nhánh, đại lý trong hệ thống Logistics toàn cầu.

IV. Tạo lập môi trường và điều kiện để thực hiện giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng Logistic thành phố Hà Nội thời gian tới Logistic thành phố Hà Nội thời gian tới

4.1 Thu hút nguồn vốn đầu tư

Vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội từ nay đến năm 2020 vào khoảng 287.800 tỷ đồng. Trong đó, vốn cho các dự án đường bộ khoảng 117.200 tỷ đồng, các dự án đường sắt (gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị kết hợp xe buýt nhanh) khoảng 138.800 tỷ đồng, đường thủy khoảng 13.700 tỷ đồng, cảng hàng không quốc tế và sân bay khoảng 13.800 tỷ đồng, 3.800 tỷ đồng cho công tác quản lý giao thông và an toàn giao thông, còn lại khoảng 500 tỷ đồng cho công tác tăng cường thể chế chính sách. Tổng vốn đầu tư này sẽ được huy động từ các nguồn: vốn ngân sách trung ương và Hà Nội; vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); vốn huy động từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước; vốn huy động từ khai thác quỹ đất; vốn từ nguồn người tham gia giao thông phải đóng góp; và các nguồn vốn khác.

4.2 Cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng Logistics thành phố

- Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu cơ chế, chính sách và các hình thức huy động các nguồn vốn để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thành phố theo quy hoạch được duyệt bằng các hình thức BOT, BT, BOO, liên doanh, ... theo quy định của pháp luật. Trong đó có phương án huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu đầu tư trong nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

- Đối với các dự án giao thông do Trung ương quản lý trên địa bàn thành phố, có ý nghĩa quyết định cho phát triển giao thông thành phố và toàn vùng nhưng chưa đủ điều

kiện thực hiện đầu tư, giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan nghiên cứu cơ chế tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để thực hiện việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và giao cho chính quyền địa phương quản lý để đảm bảo quỹ đất phát triển giao thông theo quy hoạch;

- Cho phép Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng, thực hiện các phương án tạo quỹ đất và giải phóng mặt bằng theo hướng mở rộng các tuyến phố để chỉnh trang đô thị. Dành quỹ đất cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, bảo đảm nhu cầu hiện tại, phù hợp với sự gia tăng của các dự án đầu tư và mở rộng quy mô hoạt động của các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại trong tương lai; đồng thời, có giải pháp và chính sách tích cực, đồng bộ trong việc giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư khi xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn.

- Áp dụng các chính sách ưu đãi phát triển theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống vận tải hành khách công cộng.

Kết luận

Trước những cơ hội phát triển to lớn như hiện nay, Hà Nội phải đối mặt với rất nhiều thách thức, mà đặc biệt chính là vấn đề lưu thông đô thị. Một đô thị văn minh, hiện đại, phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội thì nhất thiết phải giảm thiếu tối đa chi phí trong lưu thông, liên lạc. Để đạt được những mục tiêu đặt ra trong quy hoạch thành phố đến năm 2030 tầm nhìn 2050, Hà Nội cần sớm giải quyết được tình trạng ách tắc các luồng hàng hóa thông tin thông qua đẩy mạnh nghiên cứu, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng Logistics thành phố. Một hệ thống cơ sở hạ tầng Logistics mạnh sẽ giúp cho toàn thành phố phát triển được theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả vận tải, giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh, thúc đẩy lưu thông hàng hóa đồng thời hạn chế được ô nhiễm môi trường đô thị. Để làm được điều đó, cần có sự chú trọng đầu tư phát triển của Nhà nước, của các cơ quan lãnh đạo thành phố Hà Nội, phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn với một cơ chế khuyến khích phù hợp.

Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như các doanh nghiệp trong nước với nhau diễn ra ngày càng gay gắt thì Logistics chính là một công cụ hiệu quả giúp các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình. Để cho Logistics phát triển thì vấn đề về cơ sở hạ tầng là vô cùng quan trọng. Đề tài “ giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh thành/phố ở nước ta” đã tập hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến cơ sở hạ tầng Logistics, nghiên cứu các số liệu thông tin thu thập được, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng Logistics thành phố Hà Nội, từ đó chỉ ra các điểm mạnh, điểm hạn chế, các thời cơ, thách thức đối với phát triển cơ sở hạ tầng Logistics trên địa bàn, đề tài cũng kiến nghị một số giải pháp để phát triển cơ sở hạ tầng Logistics Hà Nội nhằm mục đích thúc đẩy hoạt đông lưu thông hàng hóa trên địa bàn thành phố, em hi vọng đề tài này sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho ngành Logistics của nước ta, góp phần vào phát triển cho nền kinh tế nói chung để kinh tế Việt Nam ngày càng vững mạnh và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

Danh mục bảng biểu

Bảng 2.1. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển theo đường bộ trên địa bàn TP.Hà Nội ...24 Bảng 2.2. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển theo đường sông trên địa bàn thành phố Hà Nội ...27

Bảng 2.3. số thuê bao điện thoại và internet trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 2008- 2013 ...31

Bảng 2.4 số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội ……….31

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Luật thương mại 2005

2. Báo cáo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

3. Quyết định số 222/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Nghị quyết 02/2012/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030

6. Sách chuyên khảo: GS.TS Đặng Đình Đào, Logistics- Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam- NXB Đại học Kinh tế quốc dân

7. GS.TS Đặng Đình Đào, LOGISTICS những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam 8. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, LOGISTICS những vấn đề cơ bản – NXB lao động xã hội, 2010

9. GS.TS Đặng Đình Đào, PGS.TS Trần Trí Thiện, TS.Nguyễn Đình Hiền: Xây dựng và phát triển hệ thống logistics quốc gia theo hướng bền vững ở nước ta – NXB lao động xã hội, 2013

10. Một số trang web www. thuongmai.vn/

ww.vnexpress.net/

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng Logistics trên địa bàn cấp tỉnh thành phố ở nước ta (Trang 58)