Hà Nội hiện có 3 sân bay: Nội Bài, Gia Lâm và Bạch Mai. Sân bay Nội Bài là sân bay quốc tế lớn nhất miền Bắc, công suất khoảng 2,5 đến 3 triệu lượt khách/năm. Sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ vận tải nội địa và quốc phòng với các loại máy bay nhỏ. Còn sân bay quân sự Bạch Mai hiện không sử dụng.
Sân bay quốc tế Nội Bài có 3 sân đỗ máy bay A1, A2, A3 với tổng diện tích 165.224 m², 1 nhà ga hành khách T1 gồm 4 tầng và 1 tầng hầm với tổng diện tích 90.000 m² và cơng suất khoảng 6 triệu hành khách/năm, được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ hàng không và phi hàng không.
Sân đỗ bao gồm 10 cầu hành khách. Cầu 1,2,4,5,6,7,9 được trang bị ống lồng, còn lại cầu 3,8,10 là cầu cứng.
Nhà ga T2 đang được xây dựng gồm 4 tầng, Dự kiến tổng kinh phí đầu tư khoảng 31 tỉ yen Nhật từ vốn vay ODA của Nhật Bản, công suất nhà ga T2 theo dự kiến là 10 triệu hành khách/năm. Nhà ga được thiết kế theo mơ hình dạng cánh, rất hài hòa với thiên nhiên, tận dụng tối đa ánh sáng thiên nhiên để tiết kiệm năng lượng, sẽ được đầu tư theo hướng hiện đại với trang thiết bị hoàn toàn đủ tiêu chuẩn quốc tế.
Cùng với đó, Chính phủ cũng đang xem xét để xây dựng thêm nhà ga T3 và T4, đưa Nội Bài trở thành một trong những trạm trung chuyển hàng không lớn nhất Đông Nam Á.
2.1.5.Cảng thông quan nội địa (ICD)
Hiện tại ở Hà Nội chỉ có 2 ICD đặt tại Gia Thụy, Gia Lâm, Hà Nội và ICD Mỹ Đình.
ICD Mỹ Đình Hà Nội là cảng cạn lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam . Ngồi ra, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội có trụ sở ngay tại ICD nên việc làm thủ tục Hải quan, thơng quan hàng hố có rất nhiều thuận lợi và được thực hiện liên tục 24/24 giờ.
Cơ sở vật chất của ICD Mỹ Đình:
• Tổng diện tích : 55.000 m2
• Diện tích kho : 22.000 m2.( Gồm : Hệ thống kho thông quan, kho ngoại quan, kho đơng lạnh...)
• Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh , đầy đủ các phương tiện thiết bị chuyên dùng.
ICD Gia Lâm hoạt động từ tháng 5/1996, có diện tích bãi 720 m2, văn phòng, hệ thống trang thiết bị chuyên dụng phụ trợ khác. ICD Gia Lâm có vị trí thuận lợi cho việc khai thác hàng container xuất nhập khẩu giữa cảng Hải Phòng, Hà Nội và khu vực lân cận. Việc tổ chức vận tải container đi đến cảng Hải Phòng sử dụng vận tải đường bộ. Tuy nhiên ICD Gia Lâm khai thác khơng có hiệu quả do có diện tích nhỏ, khoảng cách giữa ICD Gia Lâm và cảng Hải Phòng ngắn (102 km) và một số khu cơng nghiệp lớn ở Hà Nội có lượng hàng container lớn được Chính phủ cho phép thành lập Hải quan Khu công nghiệp phục vụcho việc làm thủ tục Hải quan ngay tại đó.
Các ICD này phạm vi hoạt động còn hạn chế, hầu như chưa phát huy được chức năng theo đúng nghĩa của ICD, chủ yếu là cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, cho thuê kho bãi, trang thiết bị về xếp dỡ chun dụng cịn yếu. Kết nối giao thơng giữa các
ICD này với hệ thống giao thơng tồn thành phố cịn chưa tận dụng được hành lang giao thông đa phương tiên với đường sông và đường sắt.
2.2. Cơ sở hạ tầng phần mềm
Hiện nay, có một thực tế là nhiều doanh nghiệp còn chưa chú trọng nhiều đến việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ doanh nghiệp có website, hệ thống theo dõi hàng hóa và áp dụng thương mại điện tử tương đối cao so với việc trang bị các thiết bị và phần mềm khác như như hệ thống công nghệ thông tin quản trị vận tải, hệ thống công nghệ thông tin quản trị kho, hệ thống mã vạch cịn rất hạn chế. Có thể hiểu được phần nào cho các doanh nghiệp Logistics Hà Nội còn bị hạn chế bởi vốn trong khi chi phí đầu tư thiết bị cũng như ứng dụng triển khai sử dụng phần mềm liên quan là rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải giao nhận thì chi phí cho phần mềm là rất cao,có thể lên tới vài chục nghìn USD chưa kể chi phí đào tạo nhân viên sử dụng.
Tuy nhiên,hiện nay mạng lưới viễn thông Hà Nội được đầu tư phát triển khá mạnh, nó cũng tạo điều kiện tiền đề cho ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, theo báo cáo tổng kết công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bưu chính, viễn thơng trên địa bàn thành phố Hà Nội của Sở Thông tin và Truyền Thông Hà Nội, doanh thu của tồn ngành bưu chính, viễn thơng Hà Nội năm 2013 đạt trên 25 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 16,3% so năm 2012.
Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 8 mạng di động, 14 doanh nghiệp Internet, trên 50 doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ bưu chính, 118 doanh nghiệp dùng tần số vô tuyến điện, 3 truyền hình cáp. Tổng số th bao điện thoại có trên 6,3 triệu th bao; trên 5.000 trạm thu phát sóng thơng tin di động BTS; gần 3,1 triệu thuê bao Internet ...
Bảng 2.3. số thuê bao điện thoại và internet trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 2008- 2013 ( Đơn vị: nghìn thuê bao)
2008 2010 2011 2012 2013
Số thuê bao
điện thoại 2843 4040 4872 5527 6356
Số thuê bao
internet 668 1785 2375 2658 3081
Nguồn niên giám thống kê Hà Nội 2013
Theo đánh giá của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tốc độ phát triển về bưu chính, viễn thơng đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng nói chung và cơ sở hạ tầng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, từng bước giải quyết được những vấn đề bức xúc của xã hội (như quản lý và hạ ngầm cáp viễn thơng, cáp truyền hình, quản lý đại lý Internet, quản lý các trạm BTS…), tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.
Hà Nội chủ trương phấn đấu trước năm 2015, công nghiệp công nghệ thông tin trở thành một ngành kinh tế chủ lực, tăng trưởng cao, ổn định và hồn thành việc xây dựng các cơng trình lớn về kết cấu hạ tầng thông tin để gắn kết vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các vùng lân cận, đặc biệt là vùng trung du và miền núi phía Bắc và vùng Nam sơng Hồng. Đóng góp xây dựng và phát triển cơng dân điện tử, chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch điện tử.
2.3. Cơ sở hạ tầng Logistics trong các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Bảng 2.4 số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội
2009 2010 2011 2012
Chợ 410 411 411 414
Siêu thị 78 74 88 100
Trung tâm thương mại 13 18 20 15
Nguồn niên giám thống kê
Theo thống kê, diện tích mạng lưới thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện khoảng gần 3 triệu m2 bao gồm:
-Mạng lưới của các Doanh nghiệp thuộc bộ Cơng Thương có tổng diện tích trên 1,4 triệu m2, bao gồm 140 cửa hàng có diện tích chiếm 29.000 m2, chủ yếu trong nội thành; diện tích xí nghiệp sản xuất là 170.000 m2, kho bãi trên 1 triệu m2.
-Mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Thương mại quản lý có tổng diện tích trên 234 ngàn m2, gồm cơng ty mẹ và 32 công ty thành viên, với khoảng 460 điểm bán hàng lớn nhỏ, hình thành hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng thuận tiện mang thương hiệu Hapro
Mạng lưới thương mại của các doanh nghiệp thuộc các sở, ngành và UBND các Quận, huyện có diện tích khoảng trên 100.000m2, chủ yếu là kinh doanh bán lẻ.
-Mạng lưới chợ: Hà Nội hiện có trên 414 chợ, trong đó có 13 chợ hạng I; 67 chợ hạng II; cịn lại là các chợ hạng III. Bình qn mỗi quận có hơn 10 chợ, mỗi huyện có hơn 16 chợ. Tuy nhiên, mới có 67 chợ được kiên cố hố, cịn lại là bán kiên cố, hoặc trong tình trạng lán tạm. Nhìn chung, các chợ phân bố chưa hợp lý, thiếu an toàn và vệ sinh, chưa phát huy hết hoặc đảm nhận tốt vai trò, tầm quan trọng trong đời sống xã hội.
Hà Nội cịn có khoảng 15 trung tâm thương mại, hơn 100 siêu thị, nhưng hầu hết các địa điểm này quy mơ nhỏ và chủ yếu được hình thành tự phát nên phân bố khơng đều và trình độ quản lý, chất lượng trang thiết bị và dịch vụ cũng chưa thật sự chuyên nghiệp.