Phương hướng xây dựng cơ sở hạtầng Logistics thành phố Hà Nội trong thờ

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng Logistics trên địa bàn cấp tỉnh thành phố ở nước ta (Trang 49 - 52)

Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đi trước một bước so với yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đơ. Hồn thiện việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn kết với thiết kế và xây dựng các cơng trình với kiến trúc tiêu biểu.

Phát triển hệ thống đường giao thông kết nối nhanh lan tỏa từ trung tâm ra các vùng ngoại vi; hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường xuyên tâm, đường vành đai nối Hà Nội với các tỉnh và kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh; hiện đại hóa các tuyến đường trục giao thơng chính của thành phố.

Xây dựng hệ thống đường xe điện ngầm, đường sắt đô thị (bao gồm các tuyến đường sắt trên cao và đường sắt quốc gia); xây dựng, hiện đại hóa hệ thống quản lý giao thông và mạng lưới giao thông tĩnh (các bến xe, bãi đỗ xe…); tiếp tục xây dựng thêm các cầu và đường ngầm qua sông Hồng với kiến trúc hiện đại, đặc trưng cho Hà Nội; mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài.

Xây dựng hệ thống các cơng trình ngầm: giao thơng, bãi đỗ xe, kho tàng, cơ sở thương mại - dịch vụ, tunel kỹ thuật phục vụ mạng lưới cáp chuyển tải điện, thông tin… Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng ở ngoại thành để di dãn các cơ sở công nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học và bệnh viện ra khỏi khu vực nội thành.

Hiện đại hóa hệ thống truyền tải điện, cơ sở hạ tầng thông tin - truyền thơng, bưu chính - viễn thơng, phát thanh, truyền hình… đạt tiêu chuẩn quốc tế; hồn thành xây dựng hệ thống thiết chế thông tin cơ sở theo hướng hiện đại.

Xây dựng tuyến phố hai bên đường đồng bộ với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tuyến đường, bảo đảm đường phố văn minh, có kiến trúc, cảnh quan hiện đại.

Quy hoạch và xây dựng hệ thống các tượng đài, quảng trường, các cửa ô, các nút cắt giao thông lớn với kiến trúc dân tộc và gây ấn tượng mạnh, góp phần tạo dựng biểu tượng Thủ đô; xây dựng hệ thống công viên; vườn hoa, hồ nước… tại đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và các vành đai xanh; nghiên cứu, xây dựng hệ thống đê, kè kết hợp chức năng giao thơng, hài hịa với cảnh quan, môi trường.

Tăng cường năng lực cung cấp nước sạch và hệ thống xử lý nước thải; củng cố, hoàn thiện hệ thống thủy lợi; xây dựng, phát triển hệ thống phòng cháy - chữa cháy hiện đại.

Đẩy mạnh xây dựng và phát triển nhà ở, chú trọng xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân các khu công nghiệp và ký túc xá sinh viên.

Xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực nông thôn đồng bộ, liên kết với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị khu vực nội thành (đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh) và các tỉnh.

+ Định hướng về phân bố cơ cấu hạ tầng thương mại:

Khu vực đô thị:

- Ưu tiên phát triển các loại hình thương mại: trung tâm mua sắm vừa và nhỏ, trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tổng hợp.

- Phát triển các loại hình dịch vụ như: trung tâm thương mại quốc tế, trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia và quốc tế, trung tâm dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa (logistics).

- Xây dựng một số tuyến phố chuyên kinh doanh và giới thiệu các sản phẩm địa phương, sản phẩm làng nghề tại các trung tâm chính của Hà Nội gắn với phát triển du lịch.

- Cải tạo các đường phố thương mại để trở thành hạt nhân ở các khu thương mại trung tâm, đảm bảo các yêu cầu hiện đại và mang bản sắc văn hoá kinh doanh truyền thống.

- Hạn chế xây dựng mới các chợ, dần cải tạo các chợ truyền thống thành cơng trình đa năng, bao gồm: Trung tâm thương mại, siêu thị gắn với chợ dân sinh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư hoặc nâng cấp chợ truyền thống theo hướng văn minh, thanh lịch.

- Phát triển các loại hình thương mại có quy mơ lớn: Chợ đầu mối bán buôn, trung tâm bán buôn và mua sắm cấp vùng, các siêu thị lớn, kho hàng, các cửa hàng bán lẻ.

- Xây mới, nâng cấp và mở rộng mạng lưới chợ truyền thống trên địa bàn các xã.

- Phát triển khu thương mại - dịch vụ tổng hợp gắn với hoạt động du lịch, giải trí.

Giai đoạn 2011 - 2020: Hiện đại hóa và đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng đơ thị: tập trung hoàn thành xây dựng hệ thống giao thông trọng yếu, gồm các tuyến trục đường cao tốc, đường xuyên tâm, đường vành đai và các tuyến trục đường phố chính; hệ thống thơng tin đa dạng và hiện đại; hệ thống cung cấp điện, cấp thốt nước và bảo vệ mơi trường đồng bộ, hiện đại.

Giai đoạn 2021 - 2030: Nâng cấp, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng lên trình độ tương đương Thủ đơ và các thành phố lớn các nước tiên tiến trong khu vực; phát triển các đô thị vệ tinh để tạo không gian phát triển mới và giảm áp lực cho đô thị trung tâm.

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng Logistics trên địa bàn cấp tỉnh thành phố ở nước ta (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w