Tạo lập môi trường và điều kiện để thực hiện giải pháp xây dựng cơ sở hạtầng

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng Logistics trên địa bàn cấp tỉnh thành phố ở nước ta (Trang 62 - 67)

Logistic thành phố Hà Nội thời gian tới

4.1 Thu hút nguồn vốn đầu tư

Vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội từ nay đến năm 2020 vào khoảng 287.800 tỷ đồng. Trong đó, vốn cho các dự án đường bộ khoảng 117.200 tỷ đồng, các dự án đường sắt (gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị kết hợp xe buýt nhanh) khoảng 138.800 tỷ đồng, đường thủy khoảng 13.700 tỷ đồng, cảng hàng không quốc tế và sân bay khoảng 13.800 tỷ đồng, 3.800 tỷ đồng cho công tác quản lý giao thông và an tồn giao thơng, cịn lại khoảng 500 tỷ đồng cho công tác tăng cường thể chế chính sách. Tổng vốn đầu tư này sẽ được huy động từ các nguồn: vốn ngân sách trung ương và Hà Nội; vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); vốn huy động từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước; vốn huy động từ khai thác quỹ đất; vốn từ nguồn người tham gia giao thơng phải đóng góp; và các nguồn vốn khác.

4.2 Cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng Logistics thành phố

- Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu cơ chế, chính sách và các hình thức huy động các nguồn vốn để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thành phố theo quy hoạch được duyệt bằng các hình thức BOT, BT, BOO, liên doanh, ... theo quy định của pháp luật. Trong đó có phương án huy động vốn thơng qua phát hành trái phiếu đầu tư trong nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

- Đối với các dự án giao thông do Trung ương quản lý trên địa bàn thành phố, có ý nghĩa quyết định cho phát triển giao thơng thành phố và tồn vùng nhưng chưa đủ điều

kiện thực hiện đầu tư, giao Bộ Giao thơng vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan nghiên cứu cơ chế tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để thực hiện việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và giao cho chính quyền địa phương quản lý để đảm bảo quỹ đất phát triển giao thông theo quy hoạch;

- Cho phép Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng, thực hiện các phương án tạo quỹ đất và giải phóng mặt bằng theo hướng mở rộng các tuyến phố để chỉnh trang đô thị. Dành quỹ đất cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, bảo đảm nhu cầu hiện tại, phù hợp với sự gia tăng của các dự án đầu tư và mở rộng quy mô hoạt động của các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại trong tương lai; đồng thời, có giải pháp và chính sách tích cực, đồng bộ trong việc giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư khi xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn.

- Áp dụng các chính sách ưu đãi phát triển theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống vận tải hành khách công cộng.

Kết luận

Trước những cơ hội phát triển to lớn như hiện nay, Hà Nội phải đối mặt với rất nhiều thách thức, mà đặc biệt chính là vấn đề lưu thông đô thị. Một đô thị văn minh, hiện đại, phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội thì nhất thiết phải giảm thiếu tối đa chi phí trong lưu thông, liên lạc. Để đạt được những mục tiêu đặt ra trong quy hoạch thành phố đến năm 2030 tầm nhìn 2050, Hà Nội cần sớm giải quyết được tình trạng ách tắc các luồng hàng hóa thơng tin thông qua đẩy mạnh nghiên cứu, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng Logistics thành phố. Một hệ thống cơ sở hạ tầng Logistics mạnh sẽ giúp cho toàn thành phố phát triển được theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả vận tải, giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh, thúc đẩy lưu thơng hàng hóa đồng thời hạn chế được ơ nhiễm môi trường đô thị. Để làm được điều đó, cần có sự chú trọng đầu tư phát triển của Nhà nước, của các cơ quan lãnh đạo thành phố Hà Nội, phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn với một cơ chế khuyến khích phù hợp.

Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như các doanh nghiệp trong nước với nhau diễn ra ngày càng gay gắt thì Logistics chính là một cơng cụ hiệu quả giúp các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình. Để cho Logistics phát triển thì vấn đề về cơ sở hạ tầng là vô cùng quan trọng. Đề tài “ giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh thành/phố ở

nước ta” đã tập hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến cơ sở hạ tầng

Logistics, nghiên cứu các số liệu thông tin thu thập được, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng Logistics thành phố Hà Nội, từ đó chỉ ra các điểm mạnh, điểm hạn chế, các thời cơ, thách thức đối với phát triển cơ sở hạ tầng Logistics trên địa bàn, đề tài cũng kiến nghị một số giải pháp để phát triển cơ sở hạ tầng Logistics Hà Nội nhằm mục đích thúc đẩy hoạt đơng lưu thơng hàng hóa trên địa bàn thành phố, em hi vọng đề tài này sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho ngành Logistics của nước ta, góp phần vào phát triển cho nền kinh tế nói chung để kinh tế Việt Nam ngày càng vững mạnh và đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

Danh mục bảng biểu

Bảng 2.1. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển theo đường bộ trên địa bàn TP.Hà Nội .................................................................................................24 Bảng 2.2. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển theo đường sông trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................................................................................27

Bảng 2.3. số thuê bao điện thoại và internet trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 2008- 2013 ............................................................................................................................31

Bảng 2.4 số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội ……………………………………………………………………………………….31

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Luật thương mại 2005

2. Báo cáo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

3. Quyết định số 222/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Nghị quyết 02/2012/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030

6. Sách chuyên khảo: GS.TS Đặng Đình Đào, Logistics- Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam- NXB Đại học Kinh tế quốc dân

7. GS.TS Đặng Đình Đào, LOGISTICS những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam 8. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, LOGISTICS những vấn đề cơ bản – NXB lao động xã hội, 2010

9. GS.TS Đặng Đình Đào, PGS.TS Trần Trí Thiện, TS.Nguyễn Đình Hiền: Xây dựng và phát triển hệ thống logistics quốc gia theo hướng bền vững ở nước ta – NXB lao động xã hội, 2013

10. Một số trang web www. thuongmai.vn/

ww.vnexpress.net/

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng Logistics trên địa bàn cấp tỉnh thành phố ở nước ta (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w