Kinh tế Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, vân hồ, sơn la​ (Trang 29 - 33)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.2. Kinh tế Xã hội

3.2.1. Dân số, lao động

Theo kết quả điều tra tháng 5 năm 2013, dân số của 62 thôn của 5 xã vùng đệm có 5.309 hộ với 23.405 người và có 12.620 lao động. Trên địa bàn

6 dân tộc khác nhau cùng sinh sống (Thái, Mường, Mông, Kinh, Tày, Khơ mú). Trong đó dân tộc Thái chiếm đa số 34%, Mông chiếm 15%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,05%.

- Phân bố dân cư:

Trong khu vực có 6 dân tộc sinh sống là: Kinh, Thái, Mường, Mông, Tày, Khơ mú. Hiện tại trong KBTTN có 9 thơn có 795 hộ và 4.0794 khẩu, bằng 17,4% tổng dân số toàn vùng (05 thôn bản nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 04 thôn nằm trong Phân khu phục hồi sinh thái). Mật độ dân số bình quân 43 người/km2, cao nhất là xã Chiềng Sơn với 98 người/km2, thấp nhất là xã Tân Xuân 26 người/km2. Sự phân bố dân cư không đều, dân tộc Mông sống trên các triền núi cao; dân tộc Kinh, Mường, Thái sinh sống ở vùng thấp, ven đường, có điều kiện canh tác lúa nước. Phân bố dân cư KBTTN Xuân Nha cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Dân số, lao động, nhân khẩu KBTTN Xuân Nha

TT Tên xã Số Bản,

T.Khu Số hộ Nhân khẩu Lao động

1 Chiềng Xuân 8 559 2.833 1.380 2 Chiềng Sơn 23 2.051 8.178 4.510 3 Tân Xuân 9 873 4.191 2.167 4 Xuân Nha 8 874 3.873 2.727 5 Lóng Sập 14 952 4.330 1.836 Tổng cộng: 62 5.309 23.405 12.620

(Nguồn: Số liệu điều tra ngoại nghiệp tháng 05/2013)

3.2.2. Sản xuất nông nghiệp

3.2.2.1.Trồng trọt

Các xã nằm trong KBTTN thuộc các xã vùng sâu - vùng xa, và biên giới nên điều kiện kinh tế - xã hội nhìn chung cịn nhiều khó khăn. Trong khu vực chủ yếu có 5 dân tộc sinh sống là: Mơng, Mường, Dao, Thái, Kinh trong đó dân tộc Thái chiếm số lượng nhiều nhất. Sự phân bố dân cư không đều, người Mơng, Dao thì sống trên núi cao, người Mường, Thái, Kinh sống ở

vùng thấp, ven đường, sông suối thuận lợi cho việc canh tác lúa nước. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 40% số hộ gia đình trong tồn khu. Người dân sống ở đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, dựa vào rừng, phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là làm nương rẫy, diện tích đất canh tác rộng nhưng độ dốc lớn, cùng với quá trình phá rừng làm nương diễn ra từ lâu nên lớp đất đã bị rửa trôi mạnh mẽ nên việc canh tác hết sức khó khăn, hiệu quả thấp. Hiện nay có chính sách hỗ trợ người dân của Nhà nước đã đưa các giống lúa, ngơ... có năng suất cao vào sản xuất từ đó năng suất nơng nghiệp ngày càng được cải thiện, sản lượng năm sau cao hơn năm trước.

Bảng 3.2. Diện tích, năng suất các loại cây trồng chính

Cây trồng Lúa nước Ngơ Sắn

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Tổng cộng 905,0 191,8 4.247,0 172,1 436,0 165,4 Chiềng Xuân 119 41,0 820 38 60 25,4 Chiềng Sơn 170 39,0 1342 36,6 176 35 Tân Xuân 141 35,5 400 30 80 35 Xuân Nha 155 38,3 625 30 105 35 Lóng Sập 320 38,0 1060 37,5 15 35

Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 12.820,4 tấn, bình qn lương thực đầu người là 550 kg/năm.

3.2.2.2. Chăn nuôi

Tổng đàn gia súc, gia cầm của khu vực là 132.439 con. Bình qn mỗi hộ có từ 1 đến 3 con Trâu, 1 con Bò, 2 - 3 con Lợn, 20 - 30 con gia cầm. Ngoài việc cung cấp sức kéo, thực phẩm cho tiêu dùng cho gia đình, một số hộ đã có thu nhập khá từ chăn nuôi. Chăn nuôi là nguồn thu nhập quan trọng sau trồng trọt của hầu hết các gia đình trong khu vực.

Nhân dân sản xuất lâm nghiệp chủ yếu thông qua các hoạt động khoanh nuôi, bảo vệ rừng cho khu bảo tổn và thu hái lâm sản ngồi gỗ dưới tán rừng. Tình trạng khai thác, thu hái trong vùng lõi rừng đặc dụng và đặc biệt là việc khai thác, thu hái thiếu bền vững đã và đang làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng của Ban quản lý rừng đặc dụng, nhưng với lực lượng mỏng và lợi ích kinh tế cao trong việc khai thác, thu hái các sản phẩm từ rừng nên các hiện tượng đốt nương làm rẫy, săn bắn, đặt bẫy, khai thác trái phép vẫn diễn ra, địi hỏi cần phải có các giải pháp tổng hợp và hữu hiệu để giảm thiểu tối đa các tác động một cách lâu dài và bền vững.

3.2.4. Cơ sở hạ tầng, giao thông

- Giao thông

+ Đường liên huyện, xã:

Hiện tại KBTTN Xuân Nha có tuyến đường 43b chạy từ Mộc Châu qua Lóng Sập sang Lào, đường từ quốc lộ 6 vào UBND xã Xuân Nha, đường từ UBND xã Chiềng Sơn nối vào các bản Co Phương đến trạm kiểm lâm Chiềng Xuân, hiện tại đang thi công cầu bắc qua Suối quanh từ trạm Kiểm lâm Chiềng Xuân nối vào đường bản Khò Hồng và các bản giáp biên giới Việt – Lào. Trong KBTTN Xn Nha có nhiều đường mịn đi tắt giao lưu với các khu vực lân cận là chính.

+ Đường liên thôn, bản:

Hiện tại hệ thống đường liên thôn, bản trong khu vực đã được mở rộng, nhưng chưa được bê tơng hóa mặt đường, vì vậy đi lại vẫn cịn khó khăn đặc biệt vào mùa mưa.

- Thủy lợi:

Hệ thống thủy lợi trong vùng hiện đã xây được 16 Phai, Đập nhỏ để chứa nước và 8,2 km mương tưới tiêu phục vụ sản xuất, nhưng chưa đảm bảo

được nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước vẫn phụ thuộc chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, vân hồ, sơn la​ (Trang 29 - 33)