Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
3.3. Tài nguyên rừng
3.3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng
Trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng đã xây dựng từ ảnh Spot 5 kết hợp điều tra ngoài thực địa cùng với kết quả rà soát 3 loại rừng, kết quả khu rừng đặc dụng Xuân Nha có những trạng thái rừng như sau:
Bảng 3.3. Hiện trạng rừng đặc dụng Xuân Nha, phân theo xã năm 2013
TT Hạng mục Phân theo xã Tổng Chiềng Xuân Tân Xuân Xuân Nha Chiềng Sơn Tổng cộng 19.294,8 4.301,3 11.680,5 768,2 2.544,8 A Đất có rừng 17.537,7 4.025,1 10.435,8 680,7 2.396,1 I Rừng gỗ 12.566,4 4.025,1 7.266,0 672,2 603,1 1 Rừng giàu 7.821,4 2.262,8 5.456,7 101,9 IIIa3 1.955,6 1.762,1 139,7 53,8 IIIb 5.865,8 500,7 5.317,0 48,1 2 Rừng trung bình (IIIA2) 977,6 395,7 376,5 172,7 32,7 3 Rừng trung bình (IIIA1) 1.378,9 505,1 525,0 236,3 112,5 4 Rừng phục hồi 2.388,5 861,5 907,8 161,3 457,9 Iia 1.896,5 597,9 835,7 161,3 301,6 Iib 492,0 263,6 72,1 156,3 II Rừng hỗn giao gỗ nứa 483,2 483,2
III Tre, Nứa 2.936,7 2.686,6 250,1
IV Rừng trồng
V Rừng núi đá 1.551,4 8,5 1.542,9
B Đất chưa có rừng 1.757,1 276,2 1.244,7 87,5 148,7
1 Đất trống trảng cỏ (IA) 786,0 34,8 624,4 61,3 65,5 2 Đất trống cây bụi (IB) 334,0 9,1 243,4 26,2 55,3 3 Đất trống có cây gỗ rải rác (IC) 637,1 232,3 376,9 27,9
Đặc điểm các trạng thái rừng như sau:
- Rừng giàu: Rừng giàu trong khu đặc dụng có 7.821,4 ha, chiếm 40,5% tổng diện tích đất có rừng, phần diện tích này tập trung chủ tại các tiểu khu trong phân khu bảo vệ nghiên ngặt (BVNN). Rừng có chiều cao cây gỗ đạt 18 – 25 m; đường kính bình quân từ 25 – 30 cm; M = 210 – 230 m3/ha, cấu trúc rừng ổn định. Đây là loại rừng có trữ lượng lớn, cịn nhiều nguồn gen đặc hữu, quý hiếm, cần được bảo vệ tốt để rừng phát huy vai trị phịng hộ mơi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
- Rừng trung bình: Diện tích rừng trung bình là 977,6 ha, chiếm 5,1% diện tích đất có rừng, phân bố rải rác trên tất cả các phân khu chức năng của khu đặc dụng. Độ tàn che của rừng từ 0,6 - 0,8; chiều cao trung bình của cây rừng đạt 16 – 18 m; đường kính trung bình của cây rừng từ 20 – 25 cm; trữ lượng bình quân của rừng từ 110 – 130 m3/ha.
- Rừng nghèo: Diện tích 1.378,9 ha, chiếm 7,1% diện tích đất có rừng của Khu rừng đặc, phân bố chủ yếu tại phân khu phục hồi sinh thái (PHST) ở gần khu dân cư sinh sống như bản Khò Hồng và Chiềng Him. Đây là hậu quả của quá trình khai thác quá mức trong một thời gian dài. Độ tàn che từ 0,3 - 0,4; đường kính trung bình của cây rừng từ 20 – 24 cm; trữ lượng bình quân của rừng < 100 m3/ha.
- Rừng phục hồi: Diện tích 2.388,5 ha, chiếm 12,4% diện tích đất có rừng, tập trung chủ yếu gần khu canh tác nông nghiệp. Đây là kết quả của quá trình tái sinh sau canh tác nương rẫy và khai thác kiệt, trữ lượng rừng thấp từ 50 – 70 m3//ha.
- Rừng hỗn giao: Diện tích 483,2 ha, chiếm 2,5% diện tích đất có rừng. Rừng hỗn giao phân tập trung chủ yếu tại tiểu khu 1007A . Rừng có độ tàn che từ 0,7 - 0,8.
- Rừng tre nứa: Diện tích 2.936,7 ha, chiếm 15,2% tổng diện tích đất có rừng, phân bố tập trung tại các tiểu khu 1007A, 1017B, 1015A, 1015B, trên tuyến đường đi Thanh Hóa và đường vào bản Sa Lai. Lồi cây chủ yếu là Vầu
(Lùng), cây có đường kính 4 – 6 cm trong rừng có nhiều dây leo bụi rậm, mật độ dày <8000 cây/ha.
- Rừng trên núi đá: Diện tích 1.551,4 ha chiếm 8,0% diện tích có rừng Khu đặc dụng, phân bố tập trung tại tiểu khu 1006 loài cây chủ yếu là Kháo đá, Mạy tèo, Thị rừng, Bời lời, Hồng bì…, trữ lượng từ 50 – 70 m3//ha.
- Đất chưa có rừng: Diện tích 1.757,1 ha chiếm 9,1% diện tích khu rừng đặc dụng.