Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiê ̣n tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
KBTTN Xuân Nha nằm trong địa bàn huyện Mộc Châu và huyện Vân Hồ, bao gồm các xã Chiềng Sơn, Xuân Nha, Tân Xuân, Chiềng Xuân, Lóng Sập. Có tọa độ địa lý là: 20034’ đến 20054’ Vĩ độ Bắc; 104028’ đến 104050’ Kinh độ Đông. Ranh giới khu rừng đặc dụng nằm tiếp giáp giữa 3 tỉnh Sơn La, Hịa Bình và Thanh Hóa thuộc địa phận huyện Mộc Châu, cách thành phố Sơn La 120 km.
+ Phía Bắc giáp xã Mường Sang, Vân Hồ, Lóng Lng, huyện Mộc Châu; + Phía Tây giáp nước CHDCND Lào;
+ Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hố;
+ Phía Đơng giáp KBTTN Hang Kia Pà Cị, tỉnh Hồ Bình.
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên
3.1.2.1. Địa hình, địa thế
KBTTN Xn Nha có địa thế hiểm trở, độ dốc cao, địa hình bị chia cắt mạnh, đỉnh núi cao nhất trong KBTTN là đỉnh Pha Lng cao 1969 m. Với đặc điểm địa hình đã tạo nên sự đa dạng về các lồi động, thực vật và đây có thể được coi là khu vực điển hình đại diện cho những đặc thù của khu hệ động thực vật hoang dã thuộc khu vực Tây Bắc của Việt Nam.
3.1.2.2. Khí hậu
- Nhiệt độ: Chia hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ trung bình 20 - 250 C. Độ ẩm khơng khí trung bình 80 - 85%. Từ tháng 10 đến tháng 04 năm sau nhiệt độ thường thấp hơn 200 C. Mùa đông nhiệt độ xuống dưới 130 C và cá biệt có khi xuống tới 3 - 50 C.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.700 - 2.000 mm. Mưa to thường tập trung vào mùa nóng. Mùa mưa thường gây ra ngập úng cục bộ
trong thời gian ngắn ở các thung, khe hoặc quanh các lỗ hút xuống sông suối ngầm.
- Gió: Hướng gió thịnh hành của KBTTN là Đông Bắc, Đông Nam. Hằng năm và các tháng 4 - 8 đơi khi có gió Tây nam khơ nóng xuất hiện hiện mỗi đợt 2 - 4 ngày với tốc độ gió 10 - 15 m/g.
- Sương mù: Tháng 1 và 2, mùa lạnh thường có sương mù.
3.1.2.3. Thủy văn
Khu vực có 3 hệ thống suối lớn là: Suối Quanh, Suối Con chảy ra Sông Mã và Suối Sập chảy về n Châu và đổ ra Sơng Đà. Ngồi ra có nhiều suối ngầm, suối cụt, các mó nước, hang nước. Hệ thống suối có nước quanh năm.
3.1.2.4. Đất đai
Trong KBTTN Xuân Nha có 6 loại đất chính:
- Đất Feralit màu vàng sẫm phát triển trên đá sét hoặc biến chất, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình (Phân bố ở độ cao 700 - 1.700 m);
- Đất Feralit màu vàng nâu phát triển trên sản phẩm đá vôi hoặc đá vôi biến chất, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình (Phân bố ở độ cao 700 - 1.700 m);
- Đất Feralit màu vàng nhạt phát triển trên đá sét hoặc biến chất, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình (phân bố ở độ cao 700 – 1.700 m);
- Đất Feralit màu vàng nhạt hoặc vàng xám phát triển trên phiến thạch sét, phấn sa, đá cát, sa thạch, sỏi cuội kết, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình hoặc nhẹ thường ở vùng đồi núi thấp (Phân bố ở độ cao 300 – 1.000 m); - Đất Feralit màu vàng xám biến đổi do trồng lúa, có thành phần cơ giới trung bình, phân bố quanh làng bản;
- Đất dốc tụ phân bố ven chân núi, ven sông, suối.