Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, vân hồ, sơn la​ (Trang 66)

• Giải pháp về pháp lý.

• Xây dựng các khung pháp lý, các quy trình, quy chế quy phạm cần thiết để buộc chủ rừng thực hiện.

• Xây dựng các quy định bảo vệ và sử dụng hợp lý côn trùng có ích, có thể sử dụng biện pháp hành chính.

• Ban hành các quy định về quản lý và thuốc trừ sâu... • Giải pháp về tổ chức quản lý.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có kỹ thuật, chuyên môn, trực tiếp phụ trách công tác quản lý và bảo tồn những loài côn trùng có ích. Đồng thời có những chính sách khuyến khích đông viên kịp thời và thường xuyên được đào tạo, nâng cao trình độ.

• Giải pháp tuyên truyền.

Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng của người dân hay khách du lịch. Nội dung tuyên truyền có thể được thể hiện qua những biển báo tại khu vực dễ nhìn thấy. Cũng có thể tuyên truyền trực tiếp về lợi ích, vai trò mà côn trùng mang lại, bên cạnh đó cũng nhận biết được các loài côn trùng gây hại, thu bắt và loại bỏ để chúng không phát thành dịch. Ngoài ra cũng có thể thu hút người dân bằng những cuộc thi tìm hiểu về rừng, làm

thế nào để bảo vệ rừng, bảo vệ côn trùng nói chung hay bộ Cánh cứng nói riêng.

• Giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng.

Với một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, chủ yếu phát triển nông nghiệp thì thu nhập của người dân không được đảm bảo. Nếu không có những chính sách phát triển kinh tế hợp lý thì người dân có thể chặt phá rừng, phá hoại môi trường sống của các loài động thực vật, làm giảm đi tính đa dạng vốn có mà Rừng mang lại. Vì vậy, việc tìm và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế rất cần thiết. Có thể áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp, lựa chọn mô hình canh tác phù hợp, ưu tiên các loài cây ngắn ngày như lúa, ngô... để đảm bảo lương thực ngay tại địa phương, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi gia súc như lợn, bò, gà. Tuy nhiên cần chú ý đến công tác phòng trống dịch bệnh và có bãi chăn thả hợp lý.

Ngoài việc thực hiện các mô hình thích hợp, thì phát triển du lịch cũng là một giải pháp cần được quan tâm. Với phong cảnh đẹp, nơi đây có thể thu hút rất nhiều khách du lịch. Vì vậy, ngành du lịch cần được chú trọng, đầu tư.

• Giải pháp quản lý côn trùng có ích.

Để ngăn chặn sự xuất hiện của sâu hại, bảo vệ sự đa dạng vốn có của các loài động, thực vật, mang lại lợi ích kinh tế môi trường, thì việc sử dụng hiệu quả các loài côn trùng thiên địch là giải pháp rất cần được quan tâm. Giải pháp này có ưu điểm là tính chọn lọc cao, không gây ô nhiễm môi trường, không gây hại cho con người và các loài sinh vật khác. Để sử dụng các loài côn trùng thiên địch có hiệu quả, cần thực hiện các nội dung sau:

• Công tác bảo vệ: Điều tra, xác định thành phần loài, tìm hiểu những đặc điểm sinh học của loài ăn thịt và con mồi, các đặc điểm về hình thái, môi trường sống, yêu cầu thức ăn để chúng phát triển.

• Chọn và gây nuôi: Sau khi nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng, cần chọn và xây dựng quá trình gây nuôi phù hợp, bảo quản để chủ động thả vào rừng khi có sâu hại xuất hiện.

• Giải pháp quản lý côn trùng gây hại.

Khi mật độ sâu hại quá ngưỡng cho phép và làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái rừng, hay làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thì cần lựa chọn và áp dụng các biện pháp diệt trừ phù hợp, kịp thời.

4.4.2. Các giải pháp cụ thể để quản lý côn trùng gây hại và bảo tồn côn trùng thiên địch

Qua quá trình điều tra, kết quả thu được với 63 loài côn trùng thì côn trùng gây hại chiếm tỉ lệ lớn nhưng mức độ bắt gặp còn ít, chưa có khả năng gây dịch hại. Tuy nhiên, việc đưa ra biện pháp quản lý côn trùng gây hại và bảo tồn côn trùng thiên địch là rất cần thiết.

Với mỗi loại sinh cảnh khác nhau, tiến hành áp dụng các biện pháp phù hợp như rừng phục hồi cần tiếp tục khoanh nuôi bảo vệ để trạng thái rừng có thể tự điều chỉnh cân bằng, là tiền đề cho rừng phát triển bền vững; đất trống đồi núi trọc, cần nghiên cứu và đưa ra các loại cây trồng phù hợp để mở rộng diện tích rừng, có thể trồng xen kẽ nhiều loài cây để tạo nên sự đa dạng, phong phú. Sau khi nghiên cứu được loài cây trồng phù hợp, cần kiểm soát, quản lý các loại côn trùng gây hại và bảo tồn côn trùng thiên địch. Cụ thể:

+ Quản lý côn trùng gây hại:

• Áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh: cần chọn giống cây có khả năng chống chịu sâu hại tại KBTTN Xuân Nha như bọ lá, Xén tóc, Mọt, Bọ hung, Vòi voi hại măng... đồng thời thích hợp với các điều kiện đất đai, khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa... để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, không tạo môi trường cho sâu hại phát triển.

• Thường xuyên tiến hành công tác điều tra để thu thập thông tin về các loài côn trùng gây hại có thể gây ra dịch và thiên địch của chúng, nhằm cung cấp thông tin cho dự tính dự báo và các nghiên cứu cơ bản khác. Thống kê số liệu điều tra qua nhiều năm, tìm ra quy luật phát dịch, thiên địch để tìm ra quy luật của côn trùng gây hại chính xác hơn, chủ động xây dựng kế hoạch phòng trừ hợp lý. Với các loài họ Vòi voi, họ Bọ sừng cần điều tra sâu trưởng thành theo phương pháp điều tra dưới đất. Với các loài thuộc họ Bọ hung ăn lá, họ Cánh cứng ăn lá, tiến hành điều tra theo phương pháp 5 điểm trong OTC.

Các biện pháp phòng trừ và tiêu diệt được tiến hành như sau: • Với các loài họ Bọ hung ăn lá, họ Cánh cứng ăn lá

• Cần sử dụng chất dẫn dụ sinh học để bẫy sâu trưởng thành.

• Chặt toàn bộ cây bị bệnh, đốt, ngâm nước hoặc phun thuốc hóa học để tiêu diệt sâu non, sâu trưởng thành.

• Thu thập, bắt, tiêu hủy.

• Tỉa thưa cây, dọn vệ sinh và đốt để tiêu diệt mầm bệnh. • Với các loài họ Vòi voi.

• Kết hợp việc chăm sóc rừng trồng (chủ yếu là rừng trồng tre nứa) với tiêu diệt nhộng bằng cách cuốc đất lật xung quanh gốc bán kính 1 m.

• Lấp kín vị trí đẻ trứng của chúng và tiêu diệt sâu trưởng thành, cần bọc ngay măng mới nhú khỏi mặt đất bằng túi ni lông.

• Tập trung thu bắt chúng ở pha sâu non và pha trưởng thành.

• Dùng Bi 58 nồng độ 0,005% để phun hoặc quét lên măng từ tháng 6. • Sử dụng kết hợp với các loài côn trùng thiên địch của sâu hại Tre là các loài bọ ngựa, Bọ xít ăn sâu.

• Với các loài họ Xén tóc: Có thể sử dụng chất dẫn dụ sinh học và chặt cây tươi để bẫy sâu trưởng thành.

+ Quản lý và bảo tồn côn trùng thiên địch:

Để phát huy vai trò khống chế các loài côn trùng gây hại, sử dụng có hiệu quả côn trùng thiên địch là biện pháp vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí. Cụ thể như sau:

• Với các loài gây hại như sâu non Bọ hung, sâu non một số loài bộ Cánh phấn, sâu thép, sên... có thể sử dụng các loài họ Đom đóm (Lampyridae), Hành trùng (Carabidae) làm thiên địch.

• Với các loài như rệp ống, rệp muội, rệp sáp... sử dụng phần lớn các loài họ Bọ rùa (Coccinellidae) làm thiên địch.

Trước khi sâu hại bùng nổ, cần bảo vệ, giữ mật độ thiên địch luôn ổn định bằng các biện pháp bảo vệ tầng cây bụi thảm tươi, bổ sung nguồn thức ăn, làm tổ nhân tạo cải tạo nơi ở. Khi sâu hại xuất hiện với số lượng lớn, có nguy cơ xảy ra dịch hại, cần ngừng cung cấp thức ăn bổ sung để thiên địch tập trung vào sâu hại chính. Khi nguồn thức ăn không được cung cấp nữa, các loài thiên địch sẽ ăn các loài côn trùng gây hại. Biện pháp sinh học này làm số lượng, mật độ quần thể sâu hại giảm một cách nhanh chóng, đẩy lùi sự phát triển thành dịch của sâu hại. Tuy nhiên, việc xác định đúng thời điểm xảy ra dịch hại để phát bỏ thực bì hay trồng bổ sung là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của biện pháp phòng trừ sâu hại. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến địa điểm, vị trí những khu vực cần ưu tiên.

Như vậy, côn trùng thiên địch mang lại lợi ích lớn cho việc phòng trừ sâu hại. Hơn thế nữa, các loài côn trùng có ích tại khu vực có điều kiện phát triển quanh năm (đặc biệt là các loài thuộc họ Bọ rùa). Điều đó làm giảm bớt sức lực và thời gian cho việc duy trì, gây và nhân giống, chỉ cần một số hoạt động như:

•Bảo vệ, ngăn cấm việc chặt phá tầng cây bụi, thảm tươi để chúng có điều kiện để phát triển.

•Tập trung, thu thập các ổ trứng để làm tăng mật độ thiên địch vào các ổ dịch sâu hại.

•Gây nuôi một số loài thiên địch khi số lượng thiên địch quá ít, không thể dập tắt dịch hại.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau thờ i gian nghiên cứu về côn trùng Cánh cứng ta ̣i KBTTN Xuân Nha, Vân Hồ , Sơn La đã thu đươ ̣c những kết quả như sau:

- Đã xác đi ̣nh đươ ̣c 129 loài côn trùng Cánh cứng thuô ̣c 11 ho ̣, trong đó chủ yếu thuô ̣c vào nhóm ít gă ̣p với với 94 loài chiếm 73%, tiếp đến là các loài trong nhóm thường gặp (phổ biến) với 27 loài chiếm 21%, cuối cùng ít nhất là các loài trong nhóm ngẫu nhiên (hiếm gặp) chỉ với 8 loài chiếm 6%.

- Tính đa da ̣ng của các loài côn trùng Cánh cứng: Họ Bọ hung (Scarabaeidae) là họ có số loài chiếm nhiều nhất (39 loài chiếm 30,23%), tiếp đến là họ Bọ lá (Chrsomelidae) (23 loài chiếm 17,83%), họ Bọ rùa (Coccinellidae) (19 loài chiếm 14,73%), họ Xén tóc (Cerambycidae) (17 loài chiếm 13,18%), họ Vòi voi (Curculionidae) (10 loài chiếm 7,75%), họ Bổ củi giả (Buprestidae) (8 loài chiếm 6,2%), họ Bóng tối (Tenebrionidae), họ Bổ củi (Elateridae) và họ Mọt gỗ (Anobiidae) (3 loài chiếm 2,33%), ít nhất với 2 loài là họ Ban miêu (Meloidae) và họ Mọt râu dài (Anthribidae) chiếm 1,55%. Với 27 giống họ Bọ hung là họ chiếm số giống nhiều nhất với 31,4%, tiếp đến là họ Xén tóc với 16 giống chiếm 18,6%, họ Bọ rùa với 11 giống chiếm 12,79%, họ Bọ lá với 10 giống chiếm 11,63%, họ Vòi voi với 8 giống chiếm 9,3%, họ Bổ củi và họ Bóng tối với 3 giống chiếm 3,49%, còn lại các họ khác chỉ có 2 giống chiếm 2,33%. Loài Sách đỏ Việt Nam (2007) là Bọ hung sừng chữ Y (Trypoxylus dichotomus).

Trong số 6 sinh cảnh, sinh cảnh rừng phục hồi có nhiều loài nhất (114 loài, 88.37% tổng số loài), tiếp đến là sinh cảnh thảm cỏ cây bụi (95 loài, 73.64% tổng số loài), sinh cảnh khu vực dân cư sinh sống (91 loài, 70.54% tổng số loài), sinh cảnh rừng tự nhiên (87 loài, 67.44% tổng số loài), sinh cảnh trồng cây nông nghiệp (77 loài, 59.69% tổng số loài), sinh cảnh rừng tre nứa với mật độ trung bình thấp nhất chỉ có 22 loài chiếm 17.05%. Trong số

các loài cánh cứng, phần lớn là các loài ăn thực vật (80 loài, 62% tổng số loài). Loài thiên địch với 19 loài, loài phân huy động thực vật 28 loài.

- Biện pháp chính để quản lý côn trùng Cánh cứng là:

Thực hiê ̣n tốt công tác bảo vê ̣ rừng như phòng chống lửa rừng, phòng chố ng lũ lu ̣t, ha ̣n chế sâu bê ̣nh.

Phát triển kinh tế cô ̣ng đồ ng nhằm giảm áp lực của người dân vừng đê ̣m vào khai thác tài nguyên rừng.

Bảo vê ̣ ngăn cấm chă ̣t phá tầng cây bu ̣i, thảm tươi để chúng có điều kiện phát triển vì đây là nơi cư trú chủ yếu của chúng.

2. Tồn tại

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành các nội dung khóa luận nhưng điều kiện về thời gian và trình độ còn hạn chế nên khóa luận vẫn còn những tồn tại nhất định:

• Thời tiết trong tháng 4 – 5 mưa nhiều, nên việc điều tra, thu thập mẫu gặp khó khăn. Do đó, sự đa dạng về thành phần loài còn chưa nhiều.

• Thu bắt được một số mẫu côn trùng có kích thước nhỏ, nhưng do điều kiện về thời gian và tài liệu tham khảo ít nên không tra cứu hết được.

• Chỉ nghiên cứu về đặc điểm sinh học của các loài thường gặp trong khu vực nghiên cứu, mà chưa điều tra về các pha phát triển của nó.

• Còn thiếu kinh nghiệm trong việc bảo quản và thu bắt mẫu.

3. Kiến nghị

• Nên tiến hành điều tra vào đúng mùa hoạt động của các loài côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) để thu thập mẫu đa dạng hơn, đồng thời đánh giá đúng hơn sự tác động của chúng đến khu vực nghiên cứu

• Thời gian thực tập dài hơn để nghiên cứu chuyên sâu đặc điểm sinh học của các loài côn trùng thu được.

• Cần tiếp tục điều tra, nghiên cứu để có những hiểu biết cụ thể hơn về sự phân bố của các loài côn trùng bộ Cánh cứng, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, bảo tồn phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. “Nghiên cứu đa dạng sinh học của bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại Vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên – Huế”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

2. Bùi Quang Tiếp, 2011, Luận văn thạc sỹ: “Điều tra thành phần loài côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) ở rừng keo lai, thong caribe và bạch đàn dòng PN2, U6 bằng phương pháp bẫy”.

3. Bùi Trung Hiếu, 2008, “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài Vòi voi lớn (Cystotrachelus buqueti) và đề xuất các biện pháp phòng trừ tại khu vực Mai Châu – Hòa Bình”. Thông tin khoa học Lâm nghiệp số 2 năm 2008, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường.

4. Đặng Thị Đáp và cộng sự: “Phân tích số lượng côn trùng Cánh cứng

(Coleoptera) theo sinh cảnh, thời gian, thời thiết và độ cao ở VQG Tam Đảo – Vĩnh Phúc”. Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật. 5. Đặng Thị Đáp, Trần Thiếu Dư: “Kết quả nghiên cứu côn trùng Cánh cứng

ăn lá (Coleoptera, Chrysomelidae) tại 2 khu vực bảo tồn thiên nhiên Mường Phăng, Hang Kia – Pà Cò và VQG Ba Bể”. Tạp chí sinh học, đặc tính nghiên cứu về côn trùng.

6. Đặng Vũ Cẩn, 1973, Sâu hại rừng và cách phòng trừ, NXB Nông nghiệp. 7. Hoàng Đức Nhuận, 1982, Bọ rùa ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp.

8. Hoàng Thị Hương, 2010, “Nghiên cứu biện pháp quản lý các loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại phân khu phục hồi sinh thái dưới cốt 400 m VQG Ba Vì”.

9. Lê Thi Thanh Hải, 2011, “Nghiên cứu một số đặc điểm của côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại VQG Pù Mát và đề xuất biện pháp quản lý”.

10.Nguyễn Doãn Bình, 2008, “Nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) và bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) tại khu vực Bảo tồn thiên nhiên Rừng Sến – Tam Quy – Hà Trung – Thanh Hóa”.

11.Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, 1997, Côn trùng rừng (Giáo trình Đại học lâm nghiệp).

12.Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, 2002, Bài giảng Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh. NXB Nông nghiệp.

13.Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, 2002, Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích. NXB Nông nghiệp.

14.Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão, 2001, Điều tra, dự tính, dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp.

15.Phạm Thị Mến, 2011, “Nghiên cứu tính đa dạng loài và phương pháp bảo tồn côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại VQG Vũ Quang – Hà Tĩnh”.

Tiếng Trung

16.Hiệp hội Bảo vệ động vật hoang dã Trung Quốc, Hình ảnh các loài côn trùng quý hiếm Trung Quốc.

17.Jiang shunam, 1988. Sâu non xén tóc Trung Quốc. NXB Trùng Khánh. Trung Quốc.

18.Lý Tương Tào, 2006, “Bảo tàng côn trùng”,NXB Thời sự, Trung Quốc. 19.Phòng Nghiên cứu động vật, Viện Khoa học Trung Quốc. Tập tranh về

côn trùng thiên địch.

20.Ren wei, 1992. Sâu bệnh cây rừng Vân Nam. NXB KHKT Vân Nam,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, vân hồ, sơn la​ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)