Mô tả đặc điểm một số họ trong bộ Cánh cứng (Coleoptera) tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, vân hồ, sơn la​ (Trang 56 - 60)

Qua bảng 4.7 và biểu đồ hình tròn 4.3, ta thấy số loài Ăn lá, vỏ cây, đục thân cành, hại rễ là nhóm loài chiếm nhiều nhất với 80 loài với 62,01%, số loài có vai trò phân hủy xác động – thực vật, cải tạo đất với 28 loài chiếm 21.7%, số loài có vai trò ăn thịt (thiên địch) với 19 loài chiếm 14,73% và có 2 loài chưa xác định được vài trò là loài Trematodes tenebrioides và loài

Pleurophorus caesus.

4.3. Mô tả một số đặc điểm hình thái, sinh thá i của một số loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu

4.3.1. Mô tả đặc điểm một số họ trong bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại khu vực nghiên cứu vực nghiên cứu

Hình 4.9. Các loài trong họ Bọ hung (Scarabaeidae)

Đặc điểm: Cơ thể màu đen, bóng. Chiều dài của thân tùy theo từng loài. Mép trước tấm môi lượn tròn và bị lẹm ở chính giữa. Đầu thường có 1 hoặc 2 sừng. Tấm lưng ngực trước thường nhô cao ở giữa và lõm ở gần mép trước. Mảnh tam giác cánh không nhìn thấy ở mặt lưng. Cánh cứng thường có rãnh dọc. Cánh phủ kín các đốt bụng hoặc không phủ kín mà để lộ một phần của đốt sinh dục. Mặt bụng của các đốt bụng thắt lại ở giữa. Đốt ống chân trước có 3 – 4 gai.

4.3.1.2. Họ Xén tóc (Cerambycidae)

Hình 4.10. Các loài trong họ xén tóc (Cerambycidae)

Đặc điểm: Sâu trưởng thành có râu đầu hình sợi chỉ, có 11 hoặc 12 đốt, đốt gốc râu to dài, đốt thân ngắn, còn các đốt roi râu nhỏ dài. Mắt kép thường bao lấy chân râu. Miệng gặm nhai, có 2 hàm trên phát triển dài ra dùng để gặm vỏ. Bàn chân có 4 đốt, đốt thứ 3 chẻ ra.

4.3.1.3. Họ Bọ rùa (Coccinellidae)

Đặc điểm: Thân dài từ 0,8 – 10 mm, có hình bán cầu hoặc hình trái xoan. Mặt lưng cong lên, mặt bụng phẳng hình dạng giống rùa nên được gọi là Bọ rùa. Màu sắc cơ thể rất đa dạng, thường có màu vàng, màu da cam hoặc hơi đỏ có nhiều chấm đen hoặc màu đen có chấm vàng đến đỏ. Râu đầu hình chùy hay hình dùi đục, ngắn có từ 7 – 11 đốt. Mảnh lưng ngực trước phủ hết đầu hoặc gần hết đầu. Bàn chân có 4 đốt, đốt thứ 3 nhỏ.

4.3.1.4. Họ Vòi voi (Curculionidae)

Hình 4.12. Các loài trong họ Vòi voi (Curculionidae)

Đặc điểm: Đầu thường kéo dài về phía trước như một cái vòi. Miệng gặm nhai ở phía cuối vòi. Hình dạng, kích thước của vòi voi thay đổi rất nhiều, tùy từng loài. Râu đầu thường nằm ở phân nửa chiều dài của vòi, râu đầu có dạng bầu dục (3 đốt cuối phình to), thường gấp cong hình đầu gối và có từ 3 – 12 đốt. Cánh sau phát triển bình thường, song có một số loài ít sử dụng cánh sau để bay mà thường bò trên mặt đất.

Hình 4.13. Các loài trong họ Bọ Cánh cứng ăn lá (Chrysomelidae)

Đặc điểm: Râu đầu luôn ngắn hơn ½ chiều dài thân thể. Chiều dài thân thể ít khi vượt quá 12 mm, có hình ô van. Mắt kép tròn hoặc hình bầu dục. Bàn chân nhìn rõ 4 đốt nhưng đúng ra là có 5 đốt vì đốt thứ 4 rất nhỏ. Sâu trưởng thành thường ở trên các tán lá và hoa. Sâu non ăn lá và rễ cây. Hình dạng chung của sâu non là đầu phát triển, 3 đôi chân ngực phát triển. Mặt bụng phẳng, mặt lưng cong lên và có nhiều gai hoặc u nhỏ. Nhộng thường ở trong tầng đất xốp và là nhộng trần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, vân hồ, sơn la​ (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)