Đánh giá vai trò của côn trùng Cánh cứng trong hệ sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, vân hồ, sơn la​ (Trang 54 - 56)

Côn trùng thuộc bộ Cánh cứng chiếm một số lượng lớn với nhiều dạng sống khác nhau trong hệ sinh thái rừng nói chung và hệ sinh thái rừng ở KBTTN Xuân Nha nói riêng nên chúng có vai trò quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất. Vai trò của chúng thể hiện ở cả 2 mặt có ích và có hại.

4.2.3.1. Vai trò của các loài có ích:

 Trong các nghiên cứu trước đây thường xuyên thấy sự có mặt của Hành trùng dưới dạng sâu trưởng thành trong đất, thức ăn của chúng thường là sâu non của các loài sâu hại bộ cánh vẩy và một số loài sâu hại khác nên hạn chế sự phát triển của loài sâu này. Các loài Bọ rùa là loài ăn rệp nên rất có ích trong việc hạn chế tác hại của nhóm sâu có miệng chích hút này. Do đó, tại khu vực điều tra ít thấy sự xuất hiện của rệp sáp trên chồi non hay ngọn non cây rừng.

 Một số loài có tác dụng cải tạo đất như họ Bọ hung, họ Hành trùng làm tơi xốp những phần cứng bằng việc mang chúng lên bề mặt, đưa chúng phơi để phản ứng với nước và những tác động của thời tiết. Một số lượng lớn các đường hầm do côn trùng tạo ra thuận tiện cho việc thông thoáng khí trong đất. Vận động của nước mao dẫn làm tăng độ mùn và chất hữu cơ trong đất.

Các cơ thể côn trùng đã chết tự tập trung trên lớp bề mặt đất tạo thành phân bón hữu cơ, chất tiết của côn trùng cũng có giá trị làm phân bón tốt.

 Mọt và các loài côn trùng ăn gỗ khác tham gia tích cực trong việc phân giải các lớp thảm mục rừng...

4.2.3.2. Tác hại của các loài có hại

 Nhóm hại lá gồm: Bọ hung nâu nhỏ, Bọ hung nâu lớn, Bọ lá, Cầu cấu xanh. Nhìn chung, nhóm Cánh cứng hại lá này có mức độ gây hại nhỏ, vì vậy hiện tại chưa cần phải phong trừ. Các loài sâu hại này phá hoại cây lá rộng là chủ yếu và có thể ăn các loại thức ăn khác nhau khi chúng ở pha trưởng thành.

 Nhóm hại rễ và cây con gồm: Sâu non, Bọ hung, Bổ củi, Vòi voi. Trong khu vực nghiên cứu các loài này có nhiều loài nhưng mật độ không cao nên mức độ hại nhẹ.

 Nhóm hại thân, cành như: Xén tóc, Mọt...

Kết quả điều tra vai trò của các loài côn trùng trong khu vực điều tra được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.7: Vai trò của các loài côn trùng Cánh cứng trong hệ sinh thái STT Vai trò của côn trùng Cánh cứng Số loài Tỷ lệ (%)

1 Ăn thịt (thiên địch) 19 14.73

2 Phân hủy xác động – thực vật, cải tạo đất 28 21.7 3 Ăn lá, vỏ cây, đục thân cành, hại rễ 80 62.01

4 Chưa xác định 2 1.6

Để nhìn rõ hơn về sự chênh lệch giữa vai trò của các nhóm loài trong hệ sinh thái ta nhìn vào hình 03 sau đây:

Hình 4.8: Tỷ lệ % Vai trò của các loài côn trùng Cánh cứng trong khu vực nghiên cứu

Qua bảng 4.7 và biểu đồ hình tròn 4.3, ta thấy số loài Ăn lá, vỏ cây, đục thân cành, hại rễ là nhóm loài chiếm nhiều nhất với 80 loài với 62,01%, số loài có vai trò phân hủy xác động – thực vật, cải tạo đất với 28 loài chiếm 21.7%, số loài có vai trò ăn thịt (thiên địch) với 19 loài chiếm 14,73% và có 2 loài chưa xác định được vài trò là loài Trematodes tenebrioides và loài

Pleurophorus caesus.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, vân hồ, sơn la​ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)