NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng​ (Trang 31 - 35)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: 11 xã, phường trên địa bàn thành phố Cao Bằng và bãi xử lý rác Nà Lần – Chu Trinh – Thành phố Cao Bằng – tỉnh Cao Bằng.

- Phạm vi về thời gian:

+ Đề tài tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian thực hiện luận văn (từ tháng 06/2018 đến tháng 06/2019).

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

+ Điều kiện tự nhiện

+ Điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

2.2.2. Hiện trạng quản lý bao gồm tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

+ Hiện trạng CTR tại thành phố Cao Bằng (nguồn, phân loại và cơ cấu CTR) + Hiện trạng công tác quản lý bao gồm tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR

+ Nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý CTR

2.2.3. Diễn biến khối lượng chất thải sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng đến năm 2025

Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố Cao Bằng từ năm 2020 đến năm 2025

2.2.4. Những tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng

+ Những tồn tại trong thu gom, vận chuyển và xử lý CTR

+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra, khảo sát thực tế

+ Điều tra khảo sát thực tế các tuyến thu gom, các điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng.

+ Phương pháp thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải

+ Ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt.

- Phương pháp điều tra xã hội học

Lập phiếu điều tra xã hội học trên cơ sở tham vấn các cán bộ có chun mơn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và cộng đồng dân cư tại khu vực thực hiện nghiên cứu đề tài, bằng bảng hỏi theo mẫu phiếu điều tra, nhằm đạt được các kết quả:

+ Mức độ quan tâm của cộng đồng đến công tác thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố Cao Bằng

+ Đánh giá của người dân về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay + Khi đưa phân loại rác tại nguồn vào nếp sống hàng ngày

+ Ý kiến, đóng góp của người dân nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH

+ Hiện trạng trong quá trình thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý + Ý thức, trách nhiệm của người dân về bảo vệ môi trường

- Đối tượng phỏng vấn: người dân trên địa bàn các xã, phường của thành phố Cao Bằng.

- Tổng số hộ: 45 hộ:

- Cách lấy mẫu: Trên địa bàn thành phố Cao Bằng có 11 xã, phường, lập phiếu điều tra phỏng vấn người dân đại diện cho mỗi xã phường bao gồm một số hộ dân với một trong các đặc điểm như hộ dân sinh sống, hộ dân sinh sống bao gồm kinh doanh dịch vụ, hộ dân tại khu đông dân cư, hộ dân tại khu dân cư thưa thớt,... Mỗi xã, phường trên địa bàn thành phố Cao Bằng tiến hành phỏng vấn 4 hộ dân.

- Phương pháp phỏng vấn: hỏi trực tiếp, câu hỏi đưa ra câu hỏi sát thực tế, phục vụ cho mục đích nghiên cứu, thực hiện đề tài, ngơn từ đơn giản, dễ hiểu.

- Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ có chun mơn, người am hiểu về chất thải rắn sinh hoạt, lao động thực hiện trực tiếp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

- Tổng số: 15 người

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý, công nhân môi trường thực hiện trực tiếp khu vực nắm rõ tình hình thực địa.

2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan đến các vấn đề nghiên cứu: - Báo cáo điều kiện tự nhiên khu vực thực hiện nghiên cứu.

- Báo cáo kinh tế - xã hội của thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. - Báo cáo về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.

- Báo cáo, số liệu dịch vụ cơng ích trên địa bàn thành phố - Quyết định giá thu gom dịch vụ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

2.3.3. Phương pháp dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trong tương lai

Khối lượng CTRSH phát sinh trong tương lai của một khu vực được dự báo dựa trên 2 căn cứ:

- Số dân và tỷ lệ tăng dân số;

- Khối lượng CTRSH phát sinh bình quân đầu người theo mức thu nhập.

Căn cứ theo dân số của khu vực nghiên cứu, kết hợp với mơ hình tốn học để dự báo dân số trong những năm tiếp theo. Từ đó có thể tính được tổng lượng rác thải phát sinh hiện tại cũng như trong tương lai của khu vực.

Cơng thức tốn được dùng để dự báo dân số là công thức Euler cải tiến, được biểu diễn như sau:

Ni+1 = Ni + r.Ni .Δt (1)

Trong đó:

Ni: Số dân ban đầu (người) Ni+1 : Số dân sau 1 năm (người) r: Tốc độ tăng trưởng (%) Δt: Thời gian (năm)

M = I x N (2)

Trong đó:

M: Khối lượng rác thải (kg/ngày.đêm)

I: Bình quân lượng rác thải phát sinh (kg/người/ngày.đêm) N: Dân số trong năm (người)

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu và thông tin

+ Tổng hợp các thông tin, số liệu thứ cấp đã thu thập được.

+ Thu thập và xử lý các số liệu về các điểm tập kết, khối lượng chất thải rắn được thu gom, vận chuyển và xử lý.

+ Số liệu trên phiếu điều tra được tổng hợp, tính tốn và xử lý thống kê trên Microsoft Excel.

+ Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của giảng viên hướng dẫn và các chuyên gia. + Dựa trên tất cả các kết quả thu được tổng hợp thành báo cáo hồn chỉnh, đảm báo tính khoa học và thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng​ (Trang 31 - 35)