3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Cao Bằng
Theo Báo cáo Công tác bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng năm 2019 chất thải rắn sinh hoạt đối với khu vực đô thị theo kết quả kiểm tra, rà soát các cơ sở thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh tổng khối lượng chất thải rắn 8 đô thị phát sinh trung bình khoảng 133,5 tấn/ngày, tổng khối lượng chất thải rắn đô thị được thu gom, vận chuyển, xử lý khoảng 100,6 tấn/ngày chiếm tỷ lệ 75,3%. Số lượng khu xử lý, điểm bãi chôn lấp là 13.
Cùng với sự hình thành và phát triển của đô thị, dân cư ngày một gia tăng, theo đó lượng rác thải sinh hoạt được thải ra từ cộng đồng cư dân đô thị cũng như các vùng lân cận thành phố Cao Bằng ngày càng lớn. Với địa hình đặc trưng của vùng núi, dân số thành phố Cao Bằng phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các trung tâm đô thị (các phường) là 87%, khu vực nông thôn là 12,8% thưa thớt hơn tại các xã khu vực ven thành phố, do vậy rác thải sinh hoạt cũng tập trung phần lớn tại các phường lớn khu vực trung tâm đô thị.
Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao bằng ngày càng được các cấp, ban, ngành quan tâm. Và có từng bước thay đổi phát triển để công tác quản lý chất thải rắn đô thị phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cao bằng hiện nay.
Chất thải rắn sinh hoạt phải được thu gom, vận chuyển theo kế hoạch thực hiện dịch vụ được Ủy ban nhân dân thành phố Cao Bằng giao; chất thải rắn sinh hoạt được vận chuyển đến điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Cao Bằng, bao gồm Công ty TNHH Đầu tư phát triển và Môi trường thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của 10 xã, phường trên địa bàn thành phố Cao Bằng và Hợp tác xã Đề Thám thực hiện công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt của Phường Đề Thám, Thành phố Cao Bằng.
Công ty TNHH Đầu tư phát triển và môi trường là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải rắn sinh hoạt thông thường trên địa bàn thành phố Cao Bằng. Tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý tương đối triệt để khối lượng rác thải rắn sinh hoạt phát sinh. Khối lượng rác năm 2017-2018, tổng lượng rác sinh hoạt thải ra
hàng ngày tại thành phố Cao Bằng khoảng trên 40 tấn/ngày, đến năm 2019 khối lượng rác đã tăng lên trên 50 tấn/ngày, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố ngày một gia tăng. Tổng số khối lượng rác được 02 đơn vị thu gom từ các nguồn phát sinh, các điểm hay các vị trí trung chuyển, tập kết, sẽ vận chuyển về bãi xử lý rác Nà Lần – Chu Trinh do Công Môi trường quản lý để xử lý, hiện nay đang thực hiện xử lý theo phương pháp bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Thực tế việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng mặc dù đã có nhiều thay đổi, tiến bộ, cố gắng nhưng cần ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi của thực trạng hiện nay với tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh như hiện nay. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề chất thải rắn sinh hoạt không phải một sớm một chiều, vì chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập và nhất là thiếu giải pháp đồng bộ.
Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng, cần nghiên cứu thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay, để thấy được ngoài những mặt đã đạt được thì thấy cả những mặt còn tồn tại, để đưa ra nhiều giải pháp để triển khai thực hiện trong thời gian sắp tới. Không chỉ có sự tham gia của các cơ quan, đơn vị quản lý mà cần có sự tham gia của toàn xã hội.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: 11 xã, phường trên địa bàn thành phố Cao Bằng và bãi xử lý rác Nà Lần – Chu Trinh – Thành phố Cao Bằng – tỉnh Cao Bằng.
- Phạm vi về thời gian:
+ Đề tài tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian thực hiện luận văn (từ tháng 06/2018 đến tháng 06/2019).
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
+ Điều kiện tự nhiện
+ Điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
2.2.2. Hiện trạng quản lý bao gồm tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
+ Hiện trạng CTR tại thành phố Cao Bằng (nguồn, phân loại và cơ cấu CTR) + Hiện trạng công tác quản lý bao gồm tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR
+ Nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý CTR
2.2.3. Diễn biến khối lượng chất thải sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng đến năm 2025
Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố Cao Bằng từ năm 2020 đến năm 2025
2.2.4. Những tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng
+ Những tồn tại trong thu gom, vận chuyển và xử lý CTR
+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra, khảo sát thực tế
+ Điều tra khảo sát thực tế các tuyến thu gom, các điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng.
+ Phương pháp thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải
+ Ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
- Phương pháp điều tra xã hội học
Lập phiếu điều tra xã hội học trên cơ sở tham vấn các cán bộ có chuyên môn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và cộng đồng dân cư tại khu vực thực hiện nghiên cứu đề tài, bằng bảng hỏi theo mẫu phiếu điều tra, nhằm đạt được các kết quả:
+ Mức độ quan tâm của cộng đồng đến công tác thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố Cao Bằng
+ Đánh giá của người dân về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay + Khi đưa phân loại rác tại nguồn vào nếp sống hàng ngày
+ Ý kiến, đóng góp của người dân nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH
+ Hiện trạng trong quá trình thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý + Ý thức, trách nhiệm của người dân về bảo vệ môi trường
- Đối tượng phỏng vấn: người dân trên địa bàn các xã, phường của thành phố Cao Bằng.
- Tổng số hộ: 45 hộ:
- Cách lấy mẫu: Trên địa bàn thành phố Cao Bằng có 11 xã, phường, lập phiếu điều tra phỏng vấn người dân đại diện cho mỗi xã phường bao gồm một số hộ dân với một trong các đặc điểm như hộ dân sinh sống, hộ dân sinh sống bao gồm kinh doanh dịch vụ, hộ dân tại khu đông dân cư, hộ dân tại khu dân cư thưa thớt,... Mỗi xã, phường trên địa bàn thành phố Cao Bằng tiến hành phỏng vấn 4 hộ dân.
- Phương pháp phỏng vấn: hỏi trực tiếp, câu hỏi đưa ra câu hỏi sát thực tế, phục vụ cho mục đích nghiên cứu, thực hiện đề tài, ngôn từ đơn giản, dễ hiểu.
- Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ có chuyên môn, người am hiểu về chất thải rắn sinh hoạt, lao động thực hiện trực tiếp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.
- Tổng số: 15 người
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý, công nhân môi trường thực hiện trực tiếp khu vực nắm rõ tình hình thực địa.
2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan đến các vấn đề nghiên cứu: - Báo cáo điều kiện tự nhiên khu vực thực hiện nghiên cứu.
- Báo cáo kinh tế - xã hội của thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. - Báo cáo về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.
- Báo cáo, số liệu dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố - Quyết định giá thu gom dịch vụ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
2.3.3. Phương pháp dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trong tương lai
Khối lượng CTRSH phát sinh trong tương lai của một khu vực được dự báo dựa trên 2 căn cứ:
- Số dân và tỷ lệ tăng dân số;
- Khối lượng CTRSH phát sinh bình quân đầu người theo mức thu nhập.
Căn cứ theo dân số của khu vực nghiên cứu, kết hợp với mô hình toán học để dự báo dân số trong những năm tiếp theo. Từ đó có thể tính được tổng lượng rác thải phát sinh hiện tại cũng như trong tương lai của khu vực.
Công thức toán được dùng để dự báo dân số là công thức Euler cải tiến, được biểu diễn như sau:
Ni+1 = Ni + r.Ni .Δt (1)
Trong đó:
Ni: Số dân ban đầu (người) Ni+1 : Số dân sau 1 năm (người) r: Tốc độ tăng trưởng (%) Δt: Thời gian (năm)
M = I x N (2)
Trong đó:
M: Khối lượng rác thải (kg/ngày.đêm)
I: Bình quân lượng rác thải phát sinh (kg/người/ngày.đêm) N: Dân số trong năm (người)
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu và thông tin
+ Tổng hợp các thông tin, số liệu thứ cấp đã thu thập được.
+ Thu thập và xử lý các số liệu về các điểm tập kết, khối lượng chất thải rắn được thu gom, vận chuyển và xử lý.
+ Số liệu trên phiếu điều tra được tổng hợp, tính toán và xử lý thống kê trên Microsoft Excel.
+ Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của giảng viên hướng dẫn và các chuyên gia. + Dựa trên tất cả các kết quả thu được tổng hợp thành báo cáo hoàn chỉnh, đảm báo tính khoa học và thực tiễn.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Cao Bằng hiện có 11 đơn vị hành chính, gồm 08 phường (Hợp Giang, Sông Bằng, Tân Giang, Sông Hiến, Đề Thám, Ngọc Xuân, Duyệt Trung, Hòa Chung) và 03 xã (Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang), với tổng số 216 tổ dân phố, xóm (gồm 150 tổ dân phố và 66 xóm) (UBND TP Cao Bằng, 2019).
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Cao Bằng nằm gần như giữa trung tâm địa lý của tỉnh Cao Bằng, nằm ở 22o39’ – 22o42’ vĩ độ Bắc, 106o11’ – 106o18’ kinh độ Đông; Cách Thủ đô Hà Nội 286 km theo quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn 120 km theo quốc lộ 4A, cách cửa khẩu Quốc gia Tà Lùng khoảng 70 km theo quốc lộ 3. Có địa giới hành chính:
- Phía Đông giáp xã Quang Trung, xã Hồng Nam huyện Hòa An; - Phía Tây giáp xã Bạch Đằng, xã Hoàng Tung huyện Hòa An;
- Phía Nam giáp xã Kim Đồng huyện Thạch An, xã Lê Trung huyện Hòa An; - Phía Bắc giáp xã Bế Triều, xã Ngũ Lão huyện Hòa An.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Thành phố Cao Bằng là đô thị miền núi, nằm ở độ cao trung bình khoảng 200 m, địa hình dạng lòng máng thuộc hợp lưu của sông Bằng và sông Hiến, địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, được phân thành hai khu vực khác nhau.
- Khu vực cũ có độ cao trung bình 180 – 190 m, là một bán đảo hình mui rùa, dốc về sông với độ dốc khoảng 0,008 – 0,01.
- Khu vực mở rộng bao gồm các khu xây dựng ven đồi núi và trong các thung lũng hẹp có cao độ trung bình từ 200 – 250 m, độ dốc từ 10 – 30%.
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
- Đặc điểm khí hậu
Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu của thành phố Cao Bằng mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên do sự chi phối của địa hình và do ảnh hưởng độ cao, nên mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
+ Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 21,6oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất 16,7 – 18,3oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 40,5oC (tháng 6), nhiệt độ thấp tuyệt đối 1,3oC (tháng 12), biên độ dao động nhiệt trong ngày 8,4oC. Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.568,9 giờ, tổng tích ôn trong năm đạt khoảng 7.000 – 7.500oC.
+ Về chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình năm 1.442,7 mm, số ngày mưa trong năm là 128,3 ngày. Lượng mưa trong mùa mưa thường chiếm 70% lượng mưa cả năm và tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8, tháng 8 là tháng có lượng mưa lớn nhất (đạt 267,1 mm).
+ Về chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối, trung bình năm 81%, độ ẩm cao nhất 86%, độ ẩm thấp nhất 36%.
+ Về lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.020,3 mm. Trong các tháng mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau), lượng bốc hơi thường lớn hơn lượng mưa; chỉ số ẩm ướt trong các tháng này thường dưới 0,5 nên gây ra tình trạng khô hạn nghiêm trọng.
+ Về hướng gió chủ đạo: Đông Nam và Nam là hai hướng gió chủ đạo, tốc độ gió mạnh nhất trong các cơn lốc có khi lên tới 40 m/s.
Với đặc điểm khí hậu ở thành phố Cao Bằng như trên, cho phép có thể gieo trồng nhiều vụ cây ngắn ngày trong năm, song mưa lớn tập trung trong các tháng mùa mưa thường gây lũ, lở đất và trong mùa khô hệ số ẩm ướt thấp thường gây khô hạn nếu một khi không giải quyết được nước tưới bổ sung.
- Đặc điểm thủy văn
Chế độ thủy văn các sông suối ở thành phố Cao Bằng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Có thể chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa lũ và mùa cạn.
+ Chế độ mùa lũ: Mùa lũ trên các sông suối thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10. Lượng nước trên các sông suối trong mùa này thường chiếm 65 – 80% lượng nước cả năm; lưu lượng lớn nhất trên sông Bằng đạt 164 m3/s, trên sông Hiến là 37,4 m3/s. Do chế độ thủy văn trên các sông suối trong mùa lũ như trên và do ảnh hưởng của địa hình lòng máng, nên hàng năm trong mùa mưa vùng ven sông Bằng và sông Hiến thường bị ngập úng, song so địa hình dốc, nên thời gian lũ rút nhanh và không gây hậu quả trầm trọng như lũ lụt ở một số tỉnh miền Trung.
+ Chế độ mùa cạn: Nhìn chung trên địa bàn thành phố Cao Bằng, mùa cạn trên các sông suối kéo dài khoảng 3 tháng (từ tháng 1 đến tháng 3). Trong mùa này lưu lượng nhỏ nhất trên sông Bằng là 36,7 m3/s và trên sông Hiến 10,9 m3/s
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất
Bảng 3.1: Tài nguyên đất
STT Chỉ tiêu Diện tích (ha)
I Đất nông nghiệp 8132.72 ha