Nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường tại thành phố Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng​ (Trang 69 - 74)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng

3.2.4. Nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường tại thành phố Cao

Bằng

3.2.4.1. Đánh giá của cộng đồng về công tác thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH của thành phố Cao Bằng

* Đánh giá của người dân về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Cao Bằng

Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt là một trong những yếu tố liên quan đến nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường cũng như công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng. Trong tổng số 45 người đại diện cho một số xã, phường của thành phố thì 38 người dân được hỏi có mức độ quan tâm đến cơng tác quản lý CTRSH và 05 người có mức độ ít quan tâm.

Bảng 3.10: Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý CTRSH trên địa bàn TP Cao Bằng

Mức độ quan tâm của

người dân Số phiếu Tỉ lệ (%)

Quan tâm 38/45 84

Ít quan tâm 7/45 16

Không quan tâm 0/45 0

Hình 3.15: Mh19: Phiếu điều traười dân ế Mhông tác QLCTRSH trên địa bàn thành phố Cao Bằng

Nhận xét:

- 84% phiếu hỏi người dân trả lời có mức độ quan tâm và 16% người dân trả lời có mức độ ít quan tâm, 0% phiếu trả lời có mức độ khơng quan tâm đến cơng tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng

- Qua phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp thì đa phần người dân đều quan tâm đến công tác thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, vì đây là công tác được thực hiện thường xuyên, liên tục hàng ngày và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của hộ gia đình mình. Cịn một số ít người dân ít quan tâm đến công tác quản lý CTRSH.

Như vậy, dù người dân đã quan tâm đến công tác quản lý CTRSH nhưng trong thời gian tới cần có những những kế hoạch, biện pháp, tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về công tác bảo vệ môi trường cũng như là chất thải rắn sinh hoạt.

Kết quả điều tra sau khi hỏi người dân về chất lượng thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng như sau:

84% 16%

0%

Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý CTRSH

Bảng 3.11: Đánh giá của người dân về chất lượng thực hiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Cao Bằng

Đánh giá của người

dân

Mức độ

Tổng

Tốt Bình thường Chưa tốt Ý kiến khác

Số phiếu 41/45 4/45 0/45 0/45 45

Tỉ lệ (%) 91 9 0 0 100

(Nguồn: Phiếu điều tra, 2019)

Kết quả phiếu điều tra cho thấy theo đánh giá của người dân về chất lượng thực hiện công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng của công ty TNHH Đầu tư phát triển được đánh giá ở mức tốt chiếm tỉ lệ 91% và mức độ bình thường chiếm 9%. Người dân có đánh giá thái độ làm việc của cơng nhân vệ sinh là tốt, làm việc có trách nhiệm.

Với 8% phiếu đánh giá mức độ chất lương thu gom bình thường chưa đạt tốt với một số lý do như là khối lượng rác lớn nước rỉ rác chảy ra từ xe thu gom gây mùi hôi thối và mất mỹ quan.

* Ý kiến cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Cao Bằng

- Người dân cần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường

- Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao, cán bộ quản lý được đào tạo, tập huấn chuyên môn, chuyên sâu, tay nghề công nhân nâng cao.

- Tăng cường trang thiết bị hiện đại hóa giảm bớt công việc nặng nhọc độc hại - Người dân vứt rác đúng nơi quy định, mang rác đúng giờ để đảm bảo thu gom đạt hiệu quả

- Mong muốn người dân phân loại chất thải tại nguồn, vì hiện nay rác thải không phân loại thành phần hỗn hợp, phức tạp.

- Có những chế tài xử phạt với những trường hợp không vứt rác đúng nơi quy định, thiếu ý thức.

3.2.4.2. Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư

Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao. Nhìn chung, ý thức bảo vệ mơi trường của người dân thành phố Cao Bằng những năm

gần đây đã có chuyển biến tích cực và có sự quan tâm đến công tác quản lý CTRSH. Tuy nhiên vẫn có một số ít vứt rác bừa bãi không vứt đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Đa phần người dân đã có trách nhiệm vứt rác đúng thời gian và đúng nơi quy định. Việc phân loại rác tại nguồn chưa trở thành thói quen trong đời sống hàng ngày của người dân.

Ý kiến của người dân là những phản ánh sát thực về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng, cũng như đóng góp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng quản lý của các cấp và đơn vị thực hiện.

Cần có những biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thực hay lồng ghép vào các buổi họp tổ dân phố. Và có thêm quy hoạch các thùng rác đặt tại các điểm nơi công cộng để người dân vứt rác đúng nơi quy định, khi rác chưa được thu gom.

3.2.4.3. Ý thức bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp

Các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cao Bằng có khối lượng CTRSH đều được tính tốn khối lượng và làm hợp đồng thu gom với đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý. Các tổ chức, doanh nghiệp này đều thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ mơi trường và có trách nhiệm phân loại CTRSH tại nguồn.

3.3. Diễn biến khối lượng CTRSH phát sinh tại thành phố Cao Bằng đến năm 2025

3.3.1. Cơ sở dự báo số dân và tỷ lệ tăng dân số của thành phố Cao Bằng

Dựa vào biểu thức số (1) đã đưa ra trong mục 2.3.3 có thể tính dự báo số dân của thành phố Cao Bằng. Như vậy, tổng số dân thành phố Cao Bằng từ năm 2020 – 2025 được dự báo như trong bảng sau:

Bảng 3.12: Dân số thành phố Cao Bằng từ năm 2020 - 2025

TT Năm trưởng r (%) Tốc độ tăng Thời gian Δt (năm) Dân số (người)

1 2020 1 1 74.343 2 2021 1 1 75.087 3 2022 1 1 75.837 4 2023 1 1 76.596 5 2024 1 1 77.362 6 2025 1 1 78.135

3.3.2. Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh của thành phố Cao Bằng từ năm 2020 – 2025

Dựa vào số dân gia tăng từ năm 2020 - 2025 đã tính ở mục 3.3.1. Và tổng khối lượng CTRSH phát sinh của thành phố Cao Bằng trong tương lai được tính tốn theo biểu thức (2) ở mục trong mục 2.3.3 như sau:

Bảng 3.13: Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh của thành phố Cao Bằng từ năm 2020 – 2025

TT Năm (người) Dân số (kg/người/ngày.đêm) Mức phát sinh phát sinh (tấn/ngày.đêm) Khối lượng rác thải

1 2020 74.343 0,76 56,5 2 2021 75.087 0,76 57,1 3 2022 75.837 0,76 57,6 4 2023 76.596 0,76 58,2 5 2024 77.362 0,76 58,8 6 2025 78.135 0,76 59,4

Từ số liệu tính tốn ở bảng trên về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thành phố Cao Bằng từ năm 2020 – 2025 ta có biểu đồ thể hiện khối lượng CTRSH phát sinh qua các năm như sau:

Hình 3.16: Biểu đồ diễn biến khối lượng CTRSH phát sinh của thành phố Cao Bằng từ năm 2020 – 2025 55 55.5 56 56.5 57 57.5 58 58.5 59 59.5 60 2020 2021 2022 2023 2024 2025

Khối lượng rác thải phát sinh

Nhận xét:

Theo tính tốn về diễn biến mức độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng từ năm 2020 đến năm 2025 cho thấy khối lượng CTRSH phát sinh rất lớn. Vì vậy, cần có phương thức quản lý công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH phù hợp và hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng​ (Trang 69 - 74)