- Hiện trạng thu gom
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Cao Bằng có 02 đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển rác thải rắn sinh hoạt là Công ty TNHH Đầu tư phát triển và môi trường và Hợp tác xã Đề Thám. Trong đó, Hợp tác xã Đề Thám thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn phường Đề Thám; Công ty TNHH Đầu tư phát triển và môi trường, thu gom, vận chuyển của 10 phường, xã trên địa bàn thành phố. Tất cả khối lượng rác thu gom được sẽ vận chuyển về bãi rác Nà Lần – Chu Trinh do công ty môi trường quản lý.
Hàng ngày, Công ty tiến hành thu gom rác sinh hoạt với tần suất 1-2 lần/ngày, buổi sáng và buổi chiều tùy theo đặc điểm của từng phường xã, khác nhau nên tần suất thu gom cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
Bảng 3.6: Tần suất thu gom CTRSH của các xã, phường
TT Phường, xã Tần suất thu gom CTRSH (lần/ ngày) Đội vệ sinh thực hiện công tác thu gom Ghi chú I Khu vực nội thành 1 Hợp Giang 2 Đội 2 Trừ: (Quét 1 lần/ngày) + 1 phần phố Hiến Giang (Ngã 3 Lý Tự Trọng – Giao nước Giáp)
+ Phố Nước Giáp + Phố Thầu
+ Phố Bằng Giang + Phố Hồng Việt 2 Sông Hiến 1 Đội 4
3 Sông Bằng 1 Đội 1 4 Ngọc Xuân 1 Đội 3 5 Tân Giang 1 Đội 1 6 Hòa Chung 1 Đội 4 7 Duyệt Trung 1 Đội 1 8 Đề Thám 2 Đề Thám HTX
II Khu vực ngoại thành
9 Vĩnh Quang 1 Đội 3 10 Hưng Đạo 1 Đội 3
11 Chu Trinh 1 0 Do khối lượng rác khơng nhiều nên, chỉ có thùng đựng rác nhựa đặt cố định
Mỗi ngày 2 đơn vị thực hiện thu gom Công ty Môi trường và HTX Đề Thám tiến hành thu gom rác sinh hoạt với tần suất 1 lần hoặc 2 lần/ngày, buổi sáng (từ 5h - 7h), buổi chiều (từ 17h – 20h), đối với phường trung tâm nội thị tập trung các cơ quan, trường học và đông dân cư là phường Hợp Giang thu gom với tần suất 2 lần/ngày, trừ một số tuyến phố thu gom 1 lần/ ngày và thu gom với tần suất 1 lần vào buổi chiều (từ 17h - 20h) đối với các phường, xã khác và vùng ven đô thị xa trung tâm, dân cư thưa thớt.
Rác thải sinh hoạt từ các nguồn phát sinh sẽ đựng trong các vật dụng chứa rác (như thùng, hộp xốp, túi nilon,..) đem ra phía ngồi gần đường hoặc ra đổ trực tiếp, theo giờ quy định buổi chiều từ 17h - 20h sẽ có xe gom rác đẩy tay do cơng nhân vệ sinh môi trường phụ trách thu gom, đây là phương pháp thu gom rác thủ công. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng phố, phường sẽ thu gom rác thải sinh hoạt tần suất 2 lần/ngày cả buổi sáng từ 5h – 7h chủ yếu là vệ sinh môi trường sạch đẹp và thu gom phần rác phát sinh sau giờ thu gom hơm trước.
Và có các thùng rác đặt cố định tại các điểm trên tuyến đường tại các nơi đã được quy định chủ yếu là các nơi cơng cộng, khu vực khó thu gom cho các hộ dân trong ngõ nhỏ hay hộ dân sinh sống trên đồi, dốc cao và khu vực có khối lượng rác không nhiều.
Với một số cơ quan, đơn vị hay địa điểm kinh doanh dịch vụ với khối lượng CTRSH lớn sau khi được thu gom vào thùng rác hoặc xe gom rác đẩy tay đặt trong khuôn viên, xe chở rác chuyên dụng sẽ đến tận nơi thu gom, đưa rác lên xe. Phí vệ sinh mơi trường sẽ được tính theo khối lượng chất thải thực tế.
Do tốc độ phát triển đơ thị nhanh chóng, cơ sở hạ tầng phát triển nên các tuyến đường thu gom ngày càng mở rộng thêm, không chỉ các tuyến đường lớn mà thu gom đến từng ngõ, xóm nhỏ, theo nhu cầu phát sinh thực tế.
Hiện nay phương tiện thu gom khối lượng rác thải sinh hoạt có 296 xe gom rác đẩy tay có tải trọng 0,4 m3/ xe, chia làm 4 đội vệ sinh, đội vệ sinh số 1 có 71 xe, đội vệ sinh số 2 có 96 xe, đội vệ sinh số 3 có 57 xe, đội vệ sinh số 4 có 72 xe, mỗi một cơng nhân thu gom rác tùy theo địa điểm đảm nhận phụ trách trung bình khoảng 3 – 4 xe/người và 04 xe ép rác chuyên dụng có tải trọng 8 m3 – 13 m3 với 1 lái xe và 2 phụ có thể thay lái, với các điểm công cộng và điểm đặt thùng rác cố định có các thùng nhựa thể tích từ 60 – 240 lít. Khối lượng rác thải sinh hoạt cần được thu gom ngày càng tăng, cùng với đó, chất lượng thu gom cần phải phải triển hơn nữa như duy trì vệ sinh các ngõ xóm, tăng khối lượng theo nhu cầu phát sinh.
- Số liệu điều tra thực tế số điểm tập kết rác sinh hoạt của các xã, phường trên tại thành phố Cao Bằng như sau:
Bảng 3.7: Điểm tập kết CTRSH của các xã, phường TT Phường, xã TT Phường, xã Thùng rác (thùng) Điểm tập kết, trung chuyển CTRSH (điểm) Địa điểm I Khu vực nội thành 1 Hợp Giang 37 5 1. Sân vận động 2. Cổng nhà trẻ 3-10 3. Gầm cầu chợ Xanh 4. Vườn hoa Xn Hịa 5. Cổng rạp ngồi trời 2 Sông Hiến 36 4
1. Đối diện kiểm lâm cũ 2. Ngà tư Nà Cáp 3. Cầu ngầm 4. TT sự kiện Đại Hỷ 3 Sông Bằng 44 4 1. Cổng Điện lực 2. Cổng trường Cấp 3 Thành phố 3. Truyền hình cáp 4. Đường Suối Củn 4 Ngọc Xuân 30 4 1. Nà Pế
2. Đường tròn cầu Bằng Giang 2 3. Ngã ba Xuân Hòa
4. Chợ Ngọc Xuân 5 Tân Giang 38 3
1. Chân dốc Tỉnh đội 2. Cổng Bệnh viện tỉnh 3. UBND Phường Tân Giang 6 Hòa Chung 1 1 1. UBND Phường Hòa Chung 7 Duyệt Trung 30 2 1. Đồi Mát
2. Đường rẽ trại giam
8 Đề Thám 48 5
1. Trường nội trú tỉnh 2. Đường rẽ Gang Thép 3. Ngã 3 chợ Km5
4. Ngã 5 đường đi Hà Nội 5. Đường Quốc lộ 3 cũ
II Khu vực ngoại thành
9 Vĩnh Quang 27 1 1. Ngã 3 đường rẽ chùa Kỳ Sầm 10 Hưng Đạo 6 3
1. Đường rẽ Đức Chính 2. Trường Cấp 3 Cao Bình 3. Chợ Cao Bình
11 Chu Trinh 32 0
Do khối lượng rác khơng nhiều nên, chỉ có thùng đựng rác nhựa đặt cố định
Tổng cộng 32
Điểm tập kết rác với tùy từng đặc điểm của từng phường, xã sẽ được quy hoạch các điểm đặt thùng rác cố định và các điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, lựa chọn các địa điểm phù hợp. Những điểm này được sự đồng ý của chính quyền địa phương các xã, phường, là nơi có mặt bằng rộng rãi, bằng phẳng dễ thu gom, vận chuyển như các cơ quan, chợ hay ngã ba và ít làm ảnh hưởng lớn đến mọi người dân người xung quanh.
Hình 3.7: Đi, vận chuyển như các cơ quan, chợ hay ngã ba và í
Hình 3.8: Đi, vận chuyển như các cơ quan, chợ hay on 3 - 10
Qua điều tra thực tế thì một số điểm tập kết do gần nhà dân mùi khó chịu và đơi khi có nước rỉ rác nên người dân khơng đồng ý cho tập kết gần đó và đề nghị di chuyển sang địa điểm khác. Vì vậy cần tiếp tục quy hoạch địa điểm tập kết xe gom rác sao cho phù hợp
với mỗi đặc điểm của các xã, phường nhằm đạt hiệu quả tốt hơn nữa. Đây cũng là một trong những điều quan trọng trong quá trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Hiện trạng vận chuyển
Hàng ngày Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các xe gom rác đẩy tay tại các điểm tập kết rác lên xe ép rác, vận chuyển đến địa điểm xử lý rác với cự ly bình quân là 24km khối lượng rác thải của 10 Phường xã là 36,11 tấn/ ngày, Công tác thu gom rác thải sinh hoạt từ thùng rác đặt tại các điểm cố định và các cơ sở vận chuyển đến địa điểm xử lý chất thải rắn sinh hoạt với cự ly bình quân 20 km, khối lượng rác của 10 phường, xã là 9,68 tấn/ ngày. Và khối lượng thu gom, vận chuyển của Phường Đề Thám là 7,5 tấn/ ngày.
Các xe gom rác đẩy tay được đưa về điểm tập kết cố định, mỗi địa điểm tập kết rác xe ép rác sẽ có lộ trình đi và giờ đến tương đối cố định, các xe ép rác chuyên dụng sẽ cẩu các xe gom đẩy tay đưa rác vào xe, và các thùng rác nhựa sau đó vận chuyển tồn bộ khối lượng rác thải sinh hoạt này đến bãi rác Nà Lần Chu Trinh để xử lý.
Bảng 3.8: Phương tiện vận chuyển CTRSH trên địa bàn thành phố Cao Bằng
TT Loại xe Trọng tải Biển
kiểm soát Ghi chú Công ty Môi trường
1 Xe chở rác chuyên dụng HINO 13m3 11K-2832 2 Xe chở rác chuyên dụng HINO 8,5m3 11K-3323 3 Xe chở rác chuyên dụng HINO 8,5m3 11C-024.83 4 Xe chở rác chuyên dụng HINO 8,5m3 11C-039.95 HTX Đề Thám 1 Xe chở rác chuyên dụng 13m3 11C- 049.02
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2019)
Công ty Môi trường với 04 xe ép rác chuyên dụng thu gom, vận chuyển rác của 10 xã, phường với khối lượng rác thải sinh hoạt rất lớn, xe được đưa vào sử dụng nhiều năm với xe hao mòn do chở rác thải rất lớn, hoạt động liên tục xe có những lúc hỏng trên đường đang thực hiện công việc nên làm ảnh hưởng đến tiến độ, xe khối lượng chở rác nhỏ. Hay khi trong q trình thu gom, vận chuyển thi thoảng có nước rỉ rác chảy có ảnh hưởng đến mơi trường xung quanh gây mất mỹ quan và có mùi hơi khó chịu. Và
hợp tác xã Đề Thám với 01 xe ép rác chuyên dụng, xe mới được HTX đầu tư và đưa vào sử dụng, xe mới và có khối lượng trọng tải lớn. Đây là những vấn đề thực tế trong quá trình vận chuyển CTRSH, với những ảnh hưởng trên sẽ có những tác động nhất định đến công tác thực hiện thu gom, vận chuyển để đảm bảo đạt hiệu quả tối đa. Có những ảnh hưởng nhất định trong q trình thực hiện nhưng cơng tác thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt luôn đảm bảo thu gom, vận chuyển, cẩu rác đúng giờ, tương đối triệt để, hoạt động hết công suất. Bảo dưỡng, sửa chữa xe linh hoạt, kịp thời để đảm bảo thời gian cũng như chất lượng thực hiện.
Hình 3.9: Phương tiện vận chuyển CTRSH trên địa bàn thành phố Cao Bằng
Khối lượng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt rất lớn nên các xe đẩy tay gom rác có khối rác lớn, ln chất thành chồng cao, đẩy xe rất nặng và phải đẩy bằng sức người, rác thải sinh hoạt nhiều thành phần đặc biệt là các chất hữu cơ gây ra mùi khó chịu hay là nước rỉ rác và ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân thu gom cũng như công nhân thực hiện vận chuyển rác thải rắn sinh hoạt. Ngồi ra, với đặc điểm địa hình tự nhiên thành phố Cao Bằng có địa hình đồi núi, dốc, nên công tác thu gom của công nhân cũng ảnh hưởng lớn. Đây là một ngành nghề nặng nhọc, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người làm việc.
Sau khi chất thải rắn sinh hoạt đã thu gom đưa lên xe vận chuyển, xe gom rác đẩy tay sẽ được xếp gọn để nơi tập kết, một số nơi có bạt phủ lên che đảm bảo mỹ quan và tránh một số người dân thiếu ý thức vứt rác không đúng nơi quy định. Xe ép rác chuyên dụng sau khi vận chuyển chất thải về bãi xử lý sẽ rửa sạch xe hạn chế nước rỉ
rác làm han rỉ xuống cấp nhanh chóng xe và đưa về tập kết tại khu dịch vụ môi trường Nà Cáp.
Theo nghiên cứu, điều tra thì tỷ lệ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tương đối triệt để khoảng 90% cịn khối lượng khơng thu gom được do địa hình đồi núi, nhiều hộ dân sinh sống trên đồi cao cách xa mặt đường hay các điểm tập kết, công nhân không thể thu gom được, nên người dân tự xử lý, do khối lượng ít hoặc thói quen người dân tự đốt rác.
Qua thực tế trên cần có kế hoạch đầu tư, thay thế, duy trì nâng cao chất lượng thực hiện công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, đảm bảo phương tiện thu gom, vận chuyển cơ giới hóa phương tiện, ngày càng hiện đại, giảm sức người với những công việc nặng nhọc độc hại, đáp ứng tương xứng xu thế phát triển nhu cầu khối lượng rác ngày càng tăng trên địa bàn thành phố Cao Bằng.
- Phân loại rác tại nguồn
Qua điều tra thực tế và nghiên cứu, hiện nay trên địa bàn thành phố Cao Bằng chưa thực hiện đồng bộ phân loại rác chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, chỉ có một số điểm triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn.
Theo điều tra khi đưa ra ý kiến phân loại chất thải rắn tại nguồn, người dân ln đồng tình chấp hành khi phân loại rác được thực hiện đưa vào đời sống hàng ngày. Và có 2/15 phiếu điều tra đối với người tham gia trực tiếp công tác quản lý với câu hỏi khó khăn trong cơng tác quản lý chất rắn sinh hoạt là phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Theo nghiên cứu những năm gần đây đã có đề án thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Cao Bằng. Nhưng khơng có nhiều thông tin cụ thể.
Trên các phương tiện truyền thông, trên địa bàn thành phố Cao Bằng hiện nay có nhiều kế hoạch, hành động, phong trào được triển khai thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, đoàn thể nhưng chưa có sự đồng bộ tham gia của tồn xã hội. Hiện nay có một số trường học đã đưa thùng rác phân loại các thành phần rác thải sinh hoạt vào khuôn viên trường học để thu gom rác, đã lồng ghép kiến thức phân loại rác thái, các khái niệm về
chất thải vào chương trình học, hay các chương trình ngoại khóa nhằm hướng dẫn, tạo thói quen cho học sinh về ý thức phân loại rác và bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Để thực hiện đồng bộ phân loại chất thải rắn tại nguồn, vấn đề đặt ra phải xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể của các cấp quản lý, đơn vị thực hiện dịch vụ cơng ích phải đảm bảo các phương tiện, trang thiết bị thực hiện thu gom, vận chuyển xử lý đồng bộ, phù hợp.
Cần xây dựng kế hoạch cụ thể, giải pháp đồng bộ và từng bước đưa phân loại rác sinh hoạt tại nguồn vào đời sống hàng ngày của người dân, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ mơi trường. Cùng với sự tham gia của tồn thể người dân. và trách nhiệm của các cấp có thẩm quyền cũng như đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Tái chế
Hiện nay do chưa phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đồng bộ nên CTRSH chưa được tái chế triệt để.
Tại các điểm phát sinh CTRSH người dân tự thu gom rác thải sinh hoạt tái chế một phần, như rau củ quả, thực phẩm thức ăn thừa có thể sử dụng trong chăn ni, một số vỏ đồ nhựa có thể tái sử dụng và một số giấy, nhựa, kim loại gom để bán. Ngồi ra trong q trình thu gom rác thải có các cơng nhân thực hiện gom nhặt một số loại rác tái chế được như (vỏ chai nhựa, kim loại,…) để bán sắt vụn, tăng thêm thu nhập cá nhân, số lượng thu gom được theo tháng khá lớn. Và một số công nhân vận chuyển thu nhặt một số rác tái chế được cịn sót lại.
Qua khảo sát thực tế, tại bãi xử lý rác Nà Lần – Chu Trinh khi chất thải rắn sinh hoạt được đổ ra sẽ có nhóm người chuyên thu gom rác thải tái chế sẽ nhặt trực tiếp tất cả loại chất thải rắn có thể tái chế được.
Cần có giải pháp phân loại, tái chế và phân loại rác triệt để có hệ thống cần sự tham gia của các bên, vì phân loại, tái chế mang lại những hiệu quả như hiệu quả môi