Sơ đng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành p

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng​ (Trang 43 - 47)

Công ty TNHH Đầu tư phát triển và Môi trường được thành lập theo Quyết định: số 354/UB-QĐ-DN ngày 07/4/1997 Quyết định của UBND tỉnh Cao Bằng về việc thành lập Doanh nghiệp nhà nước: Công ty môi trường đô thị thị xã, qua các lần đổi tên từ năm 2017 đến nay Công ty đổi tên thành: Công ty TNHH Đầu tư phát triển và Môi trường chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cơng ích; Với chức năng nhiệm vụ theo giấy đăng ký kinh doanh là:

+ Dịch vụ vệ sinh môi trường: Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải rắn sinh hoạt; + Thu phí vệ sinh mơi trường;

+ Quản lý cơng viên, trồng mới, chăm sóc, cắt tỉa cây xanh đơ thị;

+ Lắp đặt, duy trì, quản lý vận hành hệ thống điện chiếu sáng cơng cộng, trang trí đơ thị;

+ Quản lý hệ thống cống thốt nước thải, vỉa hè; + Dịch vụ vệ sinh cơ quan, bệnh viện, hút bể phốt; + Quản lý nghĩa trang;

+ Tư vấn, xây dựng các cơng trình xây dựng dân dụng. UBND Tỉnh

Cao Bằng

Công ty TNHH Đầu tư phát triển và Môi

trường UBND Thành phố Cao Bằng (Phịng quản lý đơ thị) Hợp tác xã Đề Thám Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

- Công ty mơi trường có nguồn nhân lực đến tháng 01/2019 là 227 người; trong đó quản lý chun trách 4 người, 04 phịng chun mơn nghiệp vụ, lao động trực tiếp bao gồm: công nhân quét rác đường phố và nạo vét cống rãnh 100 người; cơng nhân vận hành duy trì, lắp đặt điện chiếu sáng đô thị 14 người; công nhân trồng mới cắt tỉa cây xanh 17 người; công nhân vận hành xe chuyên dùng chở rác và hỗ trợ thu gom, vận chuyển 18 người; công nhân xúc san và xử lý rác thải tại bãi rác Nà Lần – Chu Trinh là 8 người; nhân viên thu phí 7 người.

- Năng lực của nguồn nhân lực trong công ty: + Bằng Đại học: 41 người

+ Bằng Cao đẳng: 16 người + Bằng Trung cấp: 31 người

+ Với một số vị trí u cầu có nghiệp vụ nhân viên, cơng nhân có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp như lái xe, bảo vệ,…

Cùng với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng hiện nay với khối lượng rác thải sinh hoạt tăng dần qua các năm. Công ty TNHH Đầu tư phát triển và Môi trường cùng với Hợp tác xã Đề Thám thực hiện dịch vụ cơng ích trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng đều cùng tiến tới mục tiêu môi trường đô thị xanh – sạch – đẹp, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đạt hiệu quả

3.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng

3.2.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng

Qua quá trình điều tra thực tế cho thấy chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm từng khu vực thì chất thải rắn sinh hoạt có chủng loại, thành phần và khối lượng khác nhau qua q trình điều tra có kết quả đạt được như sau:

- Rác thải sinh hoạt hàng ngày từ các hộ gia đình, khu dân cư: phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, chủ yếu là chất thải từ quá trình ăn uống (như thức ăn thừa, rau củ, quả các loại, vỏ hộp sữa…), một số chất khác như kim loại, vỏ nhựa, sành sứ, thủy tinh, tã và đặc biệt là túi nilon.

- Rác từ các cơ quan, trường học trên địa bàn thành phố là nơi tập trung các cơ quan nhà nước, các trường học lớn của tỉnh Cao Bằng cũng như thành phố Cao Bằng: chủ yếu là giấy vụn, vỏ hộp carton, vỏ nhựa…

- Rác thải từ chợ: chủ yếu thành phần là các loại thực phẩm thừa, hỏng bỏ đi và túi nilon. Các chợ lớn như: Chợ Xanh, chợ Sông Bằng, chợ tạm, chợ địa phương của các phường, xã,...

- Các khu vực cơng cộng, vui chơi giải trí bao gồm vườn hoa, sân chơi, hay từ tháng 10/2019 phố đi bộ Kim Đồng đi vào hoạt động: chủ yếu là lá cây rụng, vỏ hộp nhựa, đồ dùng 1 lần và túi nilon

- Từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu thương mại như là khách sạn, nhà hàng, khu dịch vụ lưu trú nhà ở cộng đồng bao gồm giấy, bìa carton, vải vụn, pin, ắc qui, dầu mỡ, thủy tinh…

- Rác thải sinh hoạt từ các cơng trình đang thi cơng, xây dựng: tốc độ đơ thị hóa nhanh, hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều cơng trình xây dựng như khách sạn, tòa nhà chung cư,...

3.2.2.2. Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng

- Thành phần chất thải rắn sinh hoạt:

Bảng 3.3: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng

TT Thành phần Tỷ lệ (%) Ghi chú

1 Chất hữu cơ 52,37 Rau, thức ăn thừa, cành cây,…

2 Giấy 3,5 3 Cao su và da 3 4 Nhựa 12,7 5 Kim loại 0,5 6 Vải 3 7 Thủy tinh, gốm 3,8 8 Vỏ bao bì dứa 2,5

9 Chất thải nguy hại 0,08 Pin, ắc quy, bóng đèn, thuốc tân dược, vỏ chai thuốc trừ sâu,… 10 Các chất vô cơ không

phân loại 18,55 Gạch, sỏi, tro xỉ than, bê tông,…

Đổ ẩm 42,50%

TỔNG 100%

Theo bảng thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên thì thành phần chất thải hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn nhất 52,37% (chủ yếu là rau hay các thực phẩm thừa, lá cây,…), chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 là thành phần các chất vô cơ không phân loại (gồm: gạch, sỏi, bê tông,…) với tỷ lệ 18,55%, các thành phần vơ cơ khác cịn lại chiếm tỷ lệ 29,08%.

Khối lượng rác thải ngày một gia tăng. Thành phần chất thải rắn có sự thay đổi khác nhau, theo vị trí, theo thời gian trong năm theo các tháng như mùa đông, mùa hè, tháng Tết, tháng lễ hội, tháng du lịch,…

Qua điều tra thực tế tùy theo đặc trưng của từng khu vực khác nhau tùy theo sự phát triển của đơ thị thì thành phần chất thải rắn sinh hoạt khác nhau:

+ Khu vực nội thành, trung tâm: khu vực này tập trung các cơ quan, trường học, khu kinh doanh dịch vụ của thành phố cũng như tỉnh. Khu vực này mật độ dân số cao, mức đời sống người dân cao. Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ như thực phẩm, chất vơ cơ gồm: giấy bìa carton, túi nilon, chai nhựa, vỏ chai dầu, ắc quy,… khu vực này có sử dụng nilon rất lớn. Khu vực nội thành đa dạng về thành phần chất thải rắn sinh hoạt. + Khu vực ngoại thành: chủ yếu là khu dân cư, mật độ dân cư thưa thớt, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ (rau, lá cây, thực phẩm,…), chất vơ cơ (bao bì, vỏ chai thuốc trừ sâu,…) đây là chất thải nguy hại, khi sử dụng xong nếu bỏ trực tiếp xuống đồng ruộng hay mương máng sẽ gây ô nhiễm các môi trường nguồn nước, đất, hay môi trường nước dưới đất.

- Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được tổng hợp từ các báo cáo của Công ty TNHH Đầu tư phát triển và Môi trường, khối lượng chất thải được tính dựa trên số liệu khảo sát, ghi chép tại các điểm tập kết xe gom rác đẩy tay và số khối lượng rác được đưa lên xe ép rác chuyên dụng chở đến bãi xử lý để xử lý.

Bảng 3.4: Tổng khối lượng rác thải rắn sinh hoạt của thành phố Cao Bằng trong 5 năm gần đây

STT Năm (người) Dân số Khối lượng rác (tấn/ngày) Tổng khối lượng rác (tấn/năm) 1 2015 68.745 40,21 14.596,23 2 2016 69.367 40,56 14.723,28 3 2017 70.016 41,38 15.020,94 4 2018 70.714 41,95 15.227,85 5 2019 73.607 53,30 19.347,90

- Theo biểu khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng, 5 năm gần đây các năm từ năm 2015 đến năm 2019, dân số của thành phố tăng qua các năm cùng với đó khối lượng chất thải rắn sinh hoạt cũng tăng dần qua các năm từ năm 2015 đến năm 2018 khối lượng qua các năm tăng dần từ 0,8% đến 1,3% trên năm, riêng năm 2019, dân số tăng mạnh khoảng 2800 người, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tăng 27% so với năm 2018, lý do khối lượng tăng mạnh ngoài nguyên nhân do dân số tăng nhanh làm khối lượng rác thải sinh hoạt tăng, một phần cũng do khối lương chất thải theo đầu người tăng cùng với thành phần chất thải sinh hoạt ngày càng phức tạp hơn trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng​ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)