Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
Rác thải ở Việt Nam đang là một hiện trạng đáng lo ngại. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở Việt Nam hiện nay khoảng 25,5 triệu tấn/năm, trong đó CTR sinh hoạt đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày và CTR sinh hoạt nông thôn - khoảng 32.000 tấn/ngày. CTR sinh hoạt ở các đô thị hiện chiếm hơn 50% tổng lượng CTR sinh hoạt của cả nước và chiếm khoảng 60-70% tổng lượng CTR đô thị (Bộ TNMT, 2017).
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2016, cả nước thu gom được trên 33.167 tấn CTR, trong đó tổng lượng CTR thông thường thu gom được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng đạt khoảng 27.067 tấn (chiếm tỷ lệ 81%). Như vậy, vẫn còn khoảng 5.100 tấn CTR được thu gom nhưng chưa được xử lý theo quy định, chưa kể lượng lớn CTR chưa được thu gom, đã và đang gây ô nhiễm môi trường (Nguyễn Trung Thắng và Cs, 2019).
Chất thải rắn sinh hoạt: Trong các nguồn phát sinh CTR, lượng CTR sinh hoạt đô thị tăng nhanh theo quy mơ dân số đơ thị. Ước tính lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên tồn quốc tăng trung bình 10 ÷ 16 % mỗi năm. Lượng CTR sinh hoạt đô thị tăng mạnh ở các đơ thị lớn như TP. Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phịng, nơi có tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa tăng nhanh, chiếm tới 45,24%, tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị lớn trên cả nước; Tỷ lệ CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60
- 70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90%). Tại khu vực nông thôn, lượng CTR sinh hoạt phát sinh trung bình khoảng 0,33 kg/người/ngày. Vùng đồng bằng sơng Hồng và Cửu Long là 0,4 kg/người/ngày, thấp nhất là vùng núi phía Bắc (0,2 kg/người/ngày). Đến nay, số lượng CTR sinh hoạt nông thôn hiện chưa được thống kê đầy đủ do công tác quản lý CTR sinh hoạt nơng thơn cịn hạn chế (UNCRD, IGES, 2018). Mặc dù, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt vẫn tăng hàng năm, nhưng do lượng CTR phát sinh lớn, năng lực thu gom còn hạn chế, cùng với ý thức cộng đồng chưa cao nên tỷ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu. Tổng khối lượng CTR sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý năm 2016 là 33.100 tấn/ngày (đạt 85,5%). Lượng CTR sinh hoạt được thu gom tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 đạt khoảng 90%. Công tác phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn đã được thực hiện thí điểm ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng từ nhiều năm trước. Cơng tác thu gom CTR tại nông thôn cũng đã được chú trọng trong những năm gần đây, tuy nhiên, cũng chủ yếu tập trung ở các khu vực nông thôn vùng đồng bằng. Khu vực miền núi, do tập quán sinh hoạt, rác thải sinh hoạt phần lớn vẫn được các hộ dân tự thu gom và xử lý tại nhà (đổ ra vườn). Theo thống kê có khoảng 60% số thơn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ, trên 40% thơn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn mới đạt khoảng 40 - 55%. Theo báo cáo của Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, tính đến tháng 11/2016, cả nước có khoảng 35 nhà máy xử lý CTR tập trung tại các đô thị được đầu tư xây dựng và đi vào vận hành. Tổng công suất xử lý theo thiết kế khoảng 7.500 tấn/ngày. Số lượng lị đốt CTR sinh hoạt có khoảng 50 lị đốt, đa số là các lị đốt cỡ nhỏ, công suất xử lý dưới 500kg/giờ. Ngồi ra, cả nước có khoảng 660 bãi chơn lấp CTR sinh hoạt (chưa thống kê được đầy đủ các bãi chôn lấp nhỏ rải rác ở các xã) với tổng diện tích khoảng 4.900ha. Tuy nhiên, trong đó chỉ có 203 bãi chơn lấp hợp vệ sinh. Nhiều xã, đặc biệt các xã miền núi, chưa có các bãi rác tập trung, thiếu người và phương tiện chuyên chở rác, chủ yếu hình thành bãi rác tự phát, là nguồn gây ô nhiễm môi trường (UNCRD, IGES, 2018).
Trong những năm qua, công tác quản lý CTR luôn được quan tâm, chú trọng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, pháp luật về quản lý CTR như Luật BVMT năm 2014; Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 và các văn bản dưới luật như Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ phê duyệt về quản lý chất thải và các Thông tư hướng dẫn. Hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CTR liên tục được điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới. Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR theo Quyết định số 419/QĐ-TTg. Theo đó, quản lý tổng hợp CTR là kết hợp các phương pháp theo tiếp cận tổng thể để quản lý chất thải trong tồn bộ vịng đời chất thải từ khi phát sinh đến xử lý cuối cùng; được thực hiện liên vùng, liên ngành, đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, an tồn về xã hội và mơi trường (UNCRD, IGES, 2018).
Bảng 1.5: Chi phí thu gom và vận chuyển ước tính (USD/tấn)
Hoạt động Chi phí
vận hành
Chi phí
đầu tư Tổng
Chi phí ước tính
Thu gom và Vận chuyển:
Xe tải 19 3,14 22,14
Xe đẩy thu gom 3,66 0,06 3,71
Tổng nhỏ 22,66 3,2 25,85
Bãi chôn lấp 3,48 9,95 13,43
Tổng 26,14 14,15 49,28
Chi phí/hộ/tháng:
USD (không gồm thuế GTGT) 3,18 1,72 4,9 VNĐ 72.000 38.900 110.900
Chi phí của Urenco
Thu gom 24 Vận chuyển 11 Bãi chôn lấp 4 Tổng 39 Phí trên thực tế Hộ/tháng VNĐ (không gồm thuế GTGT) 21.000 - 32.000 21.000 - 32.000 USD 0,9-1,4 0,9-1,4
USD/tấn (không gồm thuế GTGT)* 7-11 7-11
* Cán bộ và Tư vấn của Ngân hàng thế giới tính tốn dựa trên 1,07kg/người/ngày và 4 người/hộ