CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Giới thiệu chung về cây Lá khôi
1.3.3. Các nghiên cứu về tác dụng của cây Lá khôi trong điều trị ung thư
Theo nghiên cứu của Mu L và cộng sự năm 2014 thì chiết xuất etanolic của rễ lồi Ardisia gigantifolia (AGB-5) (Trung Quốc), có thể ảnh hưởng đến sự tăng sinh của tế bào ung thư biểu mô tuyến vú ở người (MCF-7) trong ống nghiệm và khám phá tế bào ung thư dưới tác dụng của AGB-5 trên chuột
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn được ghép với các tế bào MCF-7. Trong một mơ hình in vivo, AGB-5 đã giảm thể tích khối u, mang lại tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu gần bằng giá trị bình thường, tăng cường superoxide disutase và catalase của chuột mang MCF-7. Đây là nghiên cứu đầu tiên xác minh hoạt động chống ung thư của A.
gigantifolia in vivo. Kết quả cho thấy, AGB-5 có thể có tác dụng có lợi đối
với ung thư biểu mô tuyến vú ở người [53].
AG36 là sản phẩm biến đổi sinh học của triterpenoid saponin từ Ardisia gigantifolia. Năm 2017, tác giả Li-Hua Mu và cộng sự đã chỉ ra hoạt động chống
ung thư và các cơ chế phân tử cơ bản của AG36 chống lại các tế bào ung thư vú MCF-7, MDA-MB và SK-BR-3 ở người. Các nghiên cứu in vivo cho thấy AG36 ức chế đáng kể sự phát triển của khối u MCF-7 ở chuột so với đối chứng. Cụ thể, AG36 ức chế sự tăng sinh tế bào MCF-7, MDA-MB-SK và SK-BR-3. Vì vậy, AG36 có thể là một tác nhân điều trị ung thư vú tiềm năng [51].
Hợp chất 1, một saponin triterpenoid từ Ardisia gigantifolia cho thấy
hoạt động chống khối u tiềm năng, gồm có 3 dẫn xuất (2-4). Trong số đó, hợp chất 2 và 3 là hợp chất mới. Các hợp chất 3 được đánh giá về khả năng gây độc tế bào đối với ung thư biểu mơ tế bào gan và tế bào gan bình thường. Hợp chất 3 cho thấy độc tính tế bào tốt hơn đối với các dịng tế bào Bel-7402 và HepG2 và độc tính tế bào yếu hơn nhiều so với tế bào L02 gan bình thường so với kiểm sốt dương tính [58].
Ba triterpenoid saponin mới, 1- 3, cùng với hai saponin được biết đến, 4 và 5, đã được phân lập từ thân rễ của Ardisia gigantifolia. Kết cấu của chúng được làm sáng tỏ bằng các nghiên cứu quang phổ NMR 1D và 2D. Saponin 1, 2, 4, và 5 có tính độc tế bào đáng kể đối với bốn dòng tế bào ung thư của người, như tế bào ung thư cổ tử cung Hela, tế bào u ác tính EJ, tế bào gan hepatoma và các tế bào ung thư dạ dày BCG ở người [56].
Hợp chất 1, một saponin triterpenoid từ Ardisia gigantifolia cho thấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn deglycosyl (2 và 3) bởi Alternaria Alternata AS 3.6872. Cả hai dẫn xuất này là các hợp chất mới. Cấu trúc của chúng đã được làm rõ trên cơ sở dữ liệu quang phổ xoay 1D, 2D NMR, HR-ESI-MS và quang học. Các hợp chất 1-3 được đánh giá về khả năng gây độc tế bào chống lại ung thư tế bào gan và tế bào gan bình thường [59].
Mười ba 13,28-epoxy triterpenoid saponin đã được phân lập từ cây Lá khôi và một saponin có tiềm năng chống khối u đã được methyl hóa bởi H2SO4 để tạo ra bốn hợp chất mới. Phân tích mối quan hệ cấu trúc và hoạt động chỉ ra rằng sự kết hợp của nhóm O tại C-16, L-rhamnose tại R (5) và nhóm acetyl ở OH-6 của D-glucose dẫn đến tăng đáng kể hoạt tính gây độc trên A549 và HCT-8 nhưng làm giảm đáng kể hoạt tính gây độc tế bào trên các tế bào Bel-7402 [55].
Mức độ ảnh hưởng của dịch chiết Lá khơi lên apoptosis 3 dịng tế bào (AGS, MKN45, MKN74) khác nhau, cụ thể như sau: Tỷ lệ apoptosis ở dòng AGS là 11,5 ± 5,2% cao nhất trong 3 dòng, tiếp theo là dòng MKN45 với tỷ lệ 6,5 ± 0,5%; thấp nhất ở dòng MKN74 với tỷ lệ 3,3 ± 1,1%. Như vậy, mặc dù ở nồng độ 100 µg là một nồng độ có khả năng ức chế 70 – 80% khả năng sinh trưởng của tế bào nhưng khả năng cảm ứng apoptosis đối với cả 3 dòng tế bào chỉ đạt từ 3,3 – 11,5%; đây là một tỷ lệ rất thấp so với một số nghiên cứu khác. Kết quả này chỉ ra rằng dịch chiết Lá khơi là ít độc cho các tế bào và khả năng ức chế cao sự phân chia nhưng ít gây ra apoptosis, đó có thể là do một cơ chế sinh học khác như sự biệt hóa tế bào gốc, sự già hóa [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn