Phƣơng thức thành lập, hoạt động của tổ thu gom CTRSH tại các xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn tại huyện ứng hòa, hà nội (Trang 67 - 72)

TT Công việc Nội dung, giải pháp triển khai

1 Cơ quan

thành lập

UBND xã có Quyết định thành lập, trên cơ sở phƣơng án quản lý CTRSH do Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng xây dựng và đƣợc UBND huyện phê duyệt.

2 Lực lƣợng lao

động

Tuyển dụng lao động tại địa phƣơng (18 tuổi trở lên). Mỗi tổ thu gom có tối thiểu 03 lao động, trong đó bầu chọn 01 tổ trƣởng.

3

Cán bộ quản lý của UBND

UBND xã cử cán bộ theo dõi hoạt động của Tổ và đề xuất các biện pháp thích hợp để hoạt động của Tổ ngày càng phát huy (phù hợp nhất là cán bộ địa chính – mơi trƣờng của xã).

4

Trang bị phƣơng tiện

thu gom CTRSH

- Phƣơng tiện thu gom: xe đẩy, xe ba gác, công nông... - Dụng cụ thu gom: chổi, xẻng hót

- Bảo hộ lao động (quần áo, găng tay, khẩu trang, ủng).

5

Nguồn thu bảo đảm hoạt

động của Tổ thu gom

Từ nguồn thu phí vệ sinh các hộ dân và cơ quan đóng trên địa bàn xã, nguồn kinh phí hỗ trợ VSMT từ UBND xã, UBND huyện.

6 Mức thu phí

vệ sinh

Mức thu phí theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội ban hành (quy định hiện hành theo Quyết định số 44/2014/QĐ-UBND ngày 20/08/2014 của UBND thành phố Hà Nội).

7 Bộ phận thu

phí

Sử dụng ngay lực lƣợng lao động của Tổ thu gom là hiệu quả nhất hoặc có thể phối hợp với Hội, đoàn thể của địa phƣơng.

59

TT Công việc Nội dung, giải pháp triển khai

8

Lựa chọn điểm tập kết

CTRSH

UBND xã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Mơi trƣờng lựa chọn, bố trí quỹ đất cơng làm điểm tập kết đồng thời có sự thống nhất với đơn vị thực hiện dịch vụ vận chuyển.

9

Phƣơng tiện lƣu giữ CTRSH tại điểm tập kết

- Đặt thùng container chứa rác loại 10-12 khối.

- Xây dựng tƣờng bao xung quanh, đổ nền tại điểm tập kết CTRSH. 10 Tần suất thu gom CTRSH về điểm tập kết

- Nơi mật độ dân cƣ đông: Tối thiểu 3 lần/tuần

- Nơi dân cƣ thƣa thớt, điểm tập kết xa: Tối thiểu 2 lần/tuần.

11

Tần suất vận chuyển về

BCL

02-03 lần/tuần. Tùy thuộc vào lƣợng CTRSH tiếp nhận hàng ngày tại các điểm tập kết. Cán bộ phụ trách môi trƣờng xã hoặc tổ thu gom có trách nhiệm thơng báo về đơn vị vận chuyển khi điểm tập kết đầy.

12

Phân chia tuyến thu

gom

Vạch tuyến thu gom phù hợp với địa hình tại từng khu vực, điểm cuối của tuyến thu gom phải thuận tiện cho việc di chuyển đến điểm tập kết. Bố trí phƣơng tiện thu gom hợp lý với từng tuyến thu gom cụ thể (cự ly tuyến thu gom, điều kiện cơ sở hạ tầng của tuyến thu gom)

13

Công tác tuyền truyền

vận động

UBND xã phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, các hội, đoàn thể tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức: Thảo luận, xây dựng nội dung cam kết giữ gìn VSMT; phát các tờ rơi, pano tuyên truyền; tuyên truyền tại các hoạt động của thơn, xóm nhƣ: các cuộc họp, các cuộc thi (thi tìm hiểu về mơi trƣờng, thi văn nghệ…) và bằng các quy định về văn hóa....

60

3.3.2.4. Quy hoạch lại vị trí các điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt chưa phù hợp.

Hiện tại, trên địa bàn huyện Ứng Hịa có 36 điểm tập kết chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu vận chuyển CTRSH từ điểm tập kết về BCL do gặp khó khăn trong vấn đề giao thơng, vì vậy tại các điểm tập kết này khơng thể bố trí đặt thùng container chứa CTRSH. Trong số đó có 18 điểm tập kết CTRSH khơng đƣợc xúc dọn, vận chuyển thƣờng xuyên do chất lƣợng cơ sở hạ tầng, giao thông không đảm bảo cho xe vận chuyển di chuyển tới các điểm tập kết CTRSH. Những điểm tập kết CTRSH bị tồn đọng gây ảnh hƣởng đến mỹ quan khu vực, bên cạnh đó do thành phần CTR hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nên khi phân hủy bốc mùi hôi thối, ruồi muỗi, ký sinh gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh.

Để công tác vận chuyển CTRSH đạt hiểu cao thì cần phải quy hoạch xây dựng các điểm tập kết thay thế cho 36 điểm tập kết CTRSH cịn tồn tại những khó khăn cho cơng tác vận chuyển CTRSH.

Các điểm tập kết CTRSH phải đáp ứng đƣợc các tiêu chí nhƣ nằm ở vị trí đảm bảo khoảng cách đến khu dân cƣ, cách xa nguồn nƣớc, phù hợp với quy hoạch chung của địa phƣơng, đƣợc xây dựng tƣờng bao xung quanh, nền đổ bê tơng, có vị trí có giao thơng thuận lợi đáp ứng đƣợc nhu cầu di chuyển của phƣơng tiện vận chuyển CTRSH. Đảm bảo 100% các điểm tập kết CTRSH tại địa phƣơng đƣợc bố trí đặt thùng container, khi đó sẽ đảm bảo cho cơng tác vận chuyển CTRSH từ điểm tập kết về BCL đƣợc thực hiện đạt hiệu quả cao.

Với những yêu cầu đặt ra ban đầu, Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng sẽ phối hợp với UBND các xã rà soát lại chất lƣợng các điểm tập kết CTRSH trên địa bàn xã và xác định những điểm tập kết CTRSH cần thiết phải thay thế do chƣa phù hợp với các điều kiện thực tế. Để từ đó xem xét, đề xuất các vị trí điểm tập kết mới phù hợp với các yêu cầu đặt ra và phù hợp với quỹ đất tại địa phƣơng.

3.3.2.5. Nâng cấp, mở rộng số ô chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải rắn Vân Đình

BCL CTR Vân Đình hàng ngày phải tiếp nhận và xử lý một lƣợng CTRSH lớn hơn rất nhiều (60tấn/ngày) so với khối lƣợng xử lý theo tiêu chuẩn thiết kế ban

61

đầu (20 tấn/ngày). Hiện tại BCL CTR Vân Đình cịn 1/6 ơ chơn lấp chƣa sử dụng và với nhu cầu xử lý CTR nhƣ hiện nay thì đến hết năm 2016 sẽ đầy bãi. Mặt khác, dự án xây dựng BCL CTR khu vực Phía Nam vẫn đang trong quá trình đầu tƣ xây dựng nên chƣa thể đƣa vào sử dụng trong thời gian ngắn, kể cả khi đi vào vận hành cũng chỉ có khả năng xử lý khối lƣợng CTRSH theo công suất thiết kế là 20 tấn/ngày. Vì vậy việc nâng cấp số lƣợng ơ chơn lấp tại BCL CTR Vân Đình sẽ là giải pháp trƣớc mắt cần thiết đƣợc thực hiện. Bên cạnh đó, trong thời gian chờ đợi BCL CTR khu vực Phía Nam đi vào hoạt động thì BCL CTR Vân Đình vẫn đang đóng một vai trị quan trọng trong việc xử lý toàn bộ lƣợng CTRSH đƣợc thu gom của huyện Ứng Hịa, chính vì vậy việc duy trì cơng tác xử lý CTR hiệu quả tại BCL Vân Đình và điều cần thiết phải thực hiện.

Vị trí khu đất BCL CTR Vân Đình thuộc khu vực cánh đồng thơn Vân Đình,

thị trấn Vân Đình. Các phía tiếp giáp với BCL đều là đất sản xuất nơng nghiệp. Vị trí các ơ chơn lấp hiện tại nằm dọc theo phía Bắc của BCL, đề xuất mở rộng thêm 2 ơ chơn lấp có vị trí tiếp giáp các ơ chơn lấp số 5 và số 6 trong BCL.

Hai ô chôn lấp số 7 và ô chôn lấp số 8 đề xuất mở rộng có các chỉ tiêu về kĩ thuật xây dựng nhƣ kích thƣớc chiều cạnh, độ sâu, kết cấu đáy, thành ô chôn lấp đƣợc thiết kế theo tiêu chuẩn ban đầu nhƣ các ô chôn lấp hiện tại của BCL. Với diện tích thiết kế mỗi ơ chơn lấp là 3350m2.

Kết cấu tiêu chuẩn ơ chơn lấp: Mỗi ơ chơn lấp có u cầu kỹ thuật tuân thủ theo TCVN 6696:2000 về CTR BCL hợp vệ sinh - yêu cầu chung về BVMT; TCXDVN 261:2001 về BCL CTR - Tiêu chuẩn thiết kế; các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam về môi trƣờng bắt buộc áp dụng, các ơ chơn lấp hợp vệ sinh có cấu tạo.

Với việc tăng cƣờng mở rộng thêm 2 ơ chơn lấp tại BCL CTR Vân Đình sẽ duy trì đƣợc công tác chôn lấp CCTRSH trong khoảng thời gian từ 1-2 năm đảm bảo đƣợc vấn đề xử lý lƣợng CTRSH phát sinh trên tồn địa bàn huyện Ứng Hịa.

62

3.3.3. Hồn thiện mơ hình quản lý chất thải rắn làng nghề tại huyện Ứng Hịa

3.3.3.1. Hồn thiện mơ hình quản lý chất thải rắn làng nghề tái chế phế liệu Xà Kiều Kiều

Hình 3.9: Hồn thiện mơ hình quản lý CTR làng nghề tái chế phế liệu Xà Kiều Trƣớc thực trạng CTR làng nghề tái chế phế liệu Xà Kiều chƣa đƣợc tổ chức Trƣớc thực trạng CTR làng nghề tái chế phế liệu Xà Kiều chƣa đƣợc tổ chức thu gom với sự quản lý của chính quyền địa phƣơng và việc xử lý chôn lấp nhƣ hiện nay chƣa đảm bảo theo quy định. Từ đó, đề xuất mơ hình quản lý nhƣ hình 3.9:

- Công tác thu gom CTR làng nghề tái chế phế liệu Xà Kiều:

Xã Quảng Phú Cầu tổ chức thành lập đội thu gom CTR để thực hiện công việc thu gom CTR từ các cơ sở sản xuất về nơi tập kết chung và giám sát, duy trì hoạt động vệ sinh tại điểm tập kết. Đội thu gom CTR chịu sự quản lý, phân công thực hiện nhiệm vụ trực tiếp từ UBND xã Quảng Phú Cầu và thôn Xà Kiều. CTR đƣợc đội vệ sinh thu gom sau đó vận chuyển về điểm tập kết đƣợc UBND xã lựa chọn. Vị trí điểm tập kết CTR đƣợc lựa chọn với các tiêu chí đảm bảo khoảng cách đến khu dân cƣ, cách xa nguồn nƣớc, đƣợc xây dựng tƣờng bao xung quanh, nền đổ bê tơng và có vị trí thuận tiện cho phƣơng tiện vận chuyển có thể di chuyển dễ dàng đến điểm tập kết.

Để đảm bảo công tác thu gom CTR tại làng nghề Xà Kiều đƣợc thực hiện có hiệu quả thì UBND xã Quảng Phú Cầu cần yêu cầu các cơ sở sản xuất trên địa bàn thơn Xà Kiều: ký cam kết trong q trình hoạt động sản xuất sẽ thu gom, lƣu trữ

CTR làng nghề Xà Kiều Điểm tập kết Đơn vị dịch vụ xử lý CTR UBND xã Quảng Phú Cầu Khu xử lý CTR

63

CTR tại cơ sở theo quy định và chấp hành việc thu gom CTR của đội thu gom; cam kết không thải bỏ CTR phát sinh trong q trình sản xuất ra ngồi môi trƣờng hoặc thải bỏ lẫn vào CTRSH. Bên cạnh đó UBND xã cần tiến hành thực hiện thu phí vệ sinh đối với các cơ sở sản xuất theo quy định tại Quyết định số 7936/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc quy định định mức thu dịch vụ vệ sinh đối với CTR công nghiệp thông thƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nguồn thu phí vệ sinh từ các cơ sở sản xuất sẽ đƣợc sử dụng để duy trì hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR làng nghề Xà Kiều.

- Công tác vận chuyển và xử lý CTR làng nghề Xà Kiều:

Lựa chọn phƣơng án ký hợp đồng thuê đơn vị môi trƣờng vận chuyển và xử lý CTR làng nghề tái chế phế liệu Xà Kiều. Lý do lựa chọn phƣơng án: CTR phát sinh từ hoạt động tái chế phế liệu Xà Kiều có thành phần bao gồm các chất khó phân hủy nhƣ nilong, nhựa, cao su, thủy tinh. Phƣơng pháp xử lý hiện tại là chôn lấp chung với CTRSH, với các thành phần có đặc điểm khó phân hủy nhƣ trên thì việc chơn lấp không thể đảm bảo xử lý hiệu quả đối với loại CTR này. Vì vậy lựa chọn phƣơng án thuê đơn vị có chức năng xử lý sẽ đảm bảo CTR làng nghề tái chế phế liệu Xà Kiều đƣợc xử lý với các phƣơng pháp phù hợp và hạn chế việc gây ra những tác động xấu đến môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn tại huyện ứng hòa, hà nội (Trang 67 - 72)