1. Khái niệm.
Để phục vụ cho thiết kế kỹ thuật các cơng trình xây dựng như: cầu đường, thuỷ lợi, đường sắt, đường dây tải điện...phải biết cụ thể và chính xác địa hình mặt đất theo hướng cơng trình đi qua. Cơng tác đo vẽ và biểu diễn địa hình mặt đất theo một hướng nào đó được gọi là đo vẽ mặt cắt.
Có 2 loại mặt cắt địa hình là mặt cắt dọc và mặt cắt ngang.
- Mặt cắt dọc là giao tuyến giữa mặt đất với mặt thẳng đứng theo trục cơng trình.
- Mặt cắt ngang là mặt cắt thẳng đứng vng góc với trục cơng trình.
Đo vẽ mặt cắt bao gồm các cơng việc định tuyến ngồi thực địa, đo khoảng cách và độ cao các điểm trên tuyến, tính tốn và vẽ mặt cắt.
2. Phương pháp đo.
Trên cơ sở các cọc tim tuyến đã được định vị và ghi chú ngồi thực địa, sử dụng máy thủy bình Nikon AC2S và mia nhơm 4m để đo cắt dọc tuyến.
Đo từ mốc khống chế vào tất cả các tim sau đó khép vào mốc khống chế tiếp
theo, với sai số khép cho phép Fh≤±50 L (mm), L là khoảng cách tuyến đo tính
bằng Km.
Có thể coi mặt cắt như một đồ thị, một trục là trục độ cao (thẳng đứng) còn trục kia là trục khoảng cách lẻ (nằmngang). Dựa vào kết quả đo đạc tiến hành vẽ mặt cắt trên giấy kẻ ly hoặc sử dụng phần mềm tin học để thể hiện. Khi vẽ mặt cắt dọc, để thấy rõ độ dốc mặt đất thường lấy tỷ lệ cao gấp 10 lần tỷ lệ ngang. Đối với mặt cắt ngang thì tỷ lệ đứng và ngang lấy bằng nhau.