*Phương pháp đo thủy chuẩn từ giữa.
Nguyên lý của nó là dựa vào tia ngắm nằm ngang, nghĩa là trong phạm vi hẹp coi tia ngắm song song với mặt thuỷ chuẩn và vng góc với phương dây dọi dụng cụ đo là máy và mia thuỷ chuẩn.
Để xác định chênh cao giữa các điểm người ta đưa trục ngắm của ống kính máy thuỷ chuẩn về vị trí nằm ngang và đọc số trên các mia dựng ở các điểm đo. Có hai cách để đo chênh cao giữa hai điểm mia là: “đo thuỷ chuẩn từ giữa” và “Đo thuỷ chuẩn phía trước”.
Hình II.1 – 6
Giáo viên hướng dẫn: 31 SV thực hiện: Nguyễn Đức Long
Hình II.1 - 7
Hình II.1 – 6 mơ tả phương pháp đo thuỷ chuẩn từ giữa ở đây để đơn giản ta xét trong phạm vi hẹp, nghĩa là coi thuỷ chuẩn là mặt phẳng nằm ngang.
Tia ngắm truyền thẳng và song song với mặt thuỷ chuẩn, các trục đứng của máy và mia theo phương dây dọi vng góc với mặt thuỷ chuẩn, chênh cao giữa hai điểm A và B kí hiệu là hAB
hAB = HB - HA (II.1 – 8)
Ta đặt máy như hình II.1 – 6
Theo hướng từ A đến B, mia đặt tại điểm A gọi là “mia sau” mia tại B là “mia trước”. Số đọc mia sau ký hiệu là a, mia trước là b.
hAB = a – b (II.1 – 9)
Nếu độ cao của điểm A biết trước là HA thì độ cao điểm B là:
HB = HA + hAB (II.1 – 10)
Khi hai điểm A và B xa nhau hoặc trong trường hợp hAB quá lớn (độ dốc lớn) cần phải bố trí nhiều trạm máy như (hình II.1 - 7) lúc này hAB là tổng chênh cao h, của n trạm máy.
*Phương pháp đo thủy chuẩn phía trước.
Trong trường hợp máy đặt tại điểm M đã biết độ cao (hình II.1 - 8), để xác định độ cao các điểm N, ta cần đặt mia tại điểm lân cận, chẳng hạn điểm N, ta chỉ
cần đặt mia tại điểm N sau khi đo chiều cao của máy ta tính được chênh cao hMN,
theo hình vẽ ta có:
hMN = im – b (II.1 – 12)
HN = (HM + im) – b (II.1 – 13)
Hình II.1 – 8