.1 Định nghĩa, phân loại bình đồ theo tỷ lệ và các nội dung cơ bản của bình đồ

Một phần của tài liệu Khảo sát địa hình phục vụ thiết kế nâng cấp mở rộng Quốc Lộ 1A, giai đoạn thiết kế kỹ thuật, đoạn Km 1571+500 – Km1574+200 (Trang 55 - 58)

của bình đồ.

1. Định nghĩa:

Bản đồ địa hình là loại bản đồ thể hiện một khu vực trên bề mặt trái đất. Trên bản đồ này phản ánh những thành phần thành tạo của thiên nhiên, những kết quả hoạt động thực tiễn của con người mà mắt người ta có thể quan sát được. Chúng được xây dựng theo một quy luật toán học nhất định bằng một hệ thống ký hiệu quy ước và các yếu tố nội dung đã được tổng qt hố.

2. Phân loại bình đồ theo tỷ lệ:

- Bản đồ tỷ lệ lớn: gổm các bản đồ có tỷ lệ 1: 500, 1: 1000, 1: 2000, 1: 5000 - Bản đồ tỷ lệ trung bình: Gổm các bản đồ có tỷ lệ từ 1: 10.000,1: 25.000, 1: 50.000. - Bản đồ tỷ lệ nhỏ gổm các bản đồ có tỷ lê 1: 100.000, 1: 500.000,1: 1.000.000.

Trong xây dựng công trình, ở giai đoạn khảo sát thiết kế cần các bản đồ tỷ lệ sau:

Bản đồ tỷ lệ 1: 10.000 với khoảng cao đều 1 ÷ 2m, được dùng để chọn tuyến, chọn địa điểm xây dựng cơng trình. Dùng trong thiết kế sơ bộ, xác định diện tích, khối lượng.

Bản đồ tỷ lệ 1: 5000 với khoảng cao đều 0,5 ÷ 1m, được dùng cho mục đích lập các thiết kế quy hoạch tổng thể cho các khu xây dựng lớn và lập thiết kế sơ bộ khu vực xây dựng các cơng trình.

Giáo viên hướng dẫn: 55 SV thực hiện: Nguyễn Đức Long

Bản đồ tỷ lệ 1: 2000 với khoảng cao đều 0,5 ÷ 1m, được dùng để lập tổng bình đồ cho khu xây dựng và lập các bản thiết kế kỹ thuật xây dựng cơng trình.

Bản đồ địa hình thể hiện đầy đủ các yếu tố địa hình, địa vật, cho phép người sử dụng bản đồ nghiên cứu một cách đầy đủ tồn bộ khu đất. Do vậy bản đồ địa hình không chỉ được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân mà còn được sử dụng trong đời sống hàng ngày.

3. Các nội dung cơ bản của bình đồ.

Đối với bản đồ tỷ lệ lớn, các yếu tố cần thiết được biểu diễn trên bản đồ bao gổm:

- Điểm khống chế trắc địa

Bao gổm các điểm khống chế trắc địa về mặt bằng và độ cao. Tất cả các điểm khống chế trắc địa có chơn mốc cố định phải được biểu diễn trên bản đồ.

- Điểm dân cư

Phạm vi dân cư phải được biểu thị theo các ký hiệu tương ứng, nhà trong vùng dân cư phải được biểu diễn sao cho người đọc bản đồ có thể phân biệt rõ tính chất, quy mơ của từng nhà. Nếu khoảng cách giữa các nhà < 0,2mm trên bản đồ thì vẽ chung tường hoặc vẽ gộp và chỉ vẽ gộp các nhà có cùng tính chất. Nếu khoảng cách giữa các nhà lớn hơn 0,2mm thì vẽ tách ra từng nhà riêng biệt.

- Điểm địa vật kinh tế xã hội

Các cơng trình cơng cộng như nhà thờ lớn, nhà hát, đền, chùa... phải được biểu thị tính chất kinh tế, xã hội, văn hố của các cơng trình đó.

- Đường giao thơng và thiết bị phụ thuộc

Trên bản đồ địa hình tỷ lệ lớn phải biểu thị các cột cây số, các cột điện cao thế, hạ thế và đường dây thơng tin. Khi biểu thị đường có rải mặt thì cứ cách 15 ÷ 20cm trên bản đồ phải ghi chú tên đường, độ rộng lòng đường, mép đường.

- Thuỷ hệ và các cơng trình phụ thuộc

Đối với mạng lưới thuỷ hệ phải biểu thị đường bờ biển, bờ hổ, bờ mương., các mép nước thì phải đo độ rộng, độ sâu, hướng dòng chảy. Trên bản đồ cứ cách 15cm phải ghi chú độ cao mực nước của dòng chảy và kèm theo thời gian xác định mực nước. Sơng ngịi, mương máng có độ rộng dưới 5mm trên bản đồ thì vẽ một nét, từ 0,5mm trên bản đồ thì vẽ nét đơi.

- Dáng đất và chất đất

Dáng đất được biểu thị trên bản đồ bằng đường bình độ kết hợp với kí hiệu và ghi chú độ cao tại các điểm đặc trưng của dáng đất như đỉnh núi, thung lũng, yên ngựa, bãi bổi của sông. Khi khoảng cao đều của đường đồng mức là 1m trở lên thì độ cao của điểm mia phải tính chính xác đến 0,01m và ghi trên bản đồ làm tròn đến 0,1m. Khi khoảng cao đều có đường bình độ dưới 1m thì độ cao điểm mia được tính và ghi trên bản đồ chính xác đến 0,01m.

Đối với loại đất và chất đất thì phải biểu thị trạng thái bề mặt và phân loại chất đất.

- Thực vật

Khi đo vẽ rừng phải xác định loại cây, độ cao trung bình của cây, đường kính của cây... và phải điều tra biểu thị loại rừng.

- Ranh giới và tường rào

Đường và mốc biên giới quốc gia, đường và mốc ranh giới hành chính các cấp phải được điều tra và biểu thị theo quy định của Nhà nước. Đường ranh giới hành chính cấp cao được thay thế cho đường ranh giới hành chính cấp thấp và phải được khép kín.

- Địa danh và các ghi chú cần thiết khác

Địa danh vùng dân cư phải được điều tra tại Uỷ ban nhân dân các địa phương. Tên sông, núi, các di tích văn hố. phải được biểu thị theo cách gọi phổ

Giáo viên hướng dẫn: 57 SV thực hiện: Nguyễn Đức Long

thông lâu đời, theo cách gọi của người dân địa phương.

Khi thành lập bản đồ tỷ lê lớn cần lưu ý là các yếu tố địa vật trên thực địa đều phải được lựa chọn để biểu diễn trên bản đồ. Có một số địa vật sẽ được biểu diễn theo những ký hiệu quy ước và các ký hiệu quy ước này phải rõ ràng, trực quan, được chuẩn hố cho các loại bản đồ địa hình, giúp cho người sử dụng bản đồ hình dung ra được tình hình thực địa mà tờ bản đồ biểu diễn. Thơng thường những ký hiệu này được quy định thống nhất theo các tài liệu quy định về ký hiêu bản đồ do Bộ Tài Ngun và Mơi trường ban hành. Nếu có đối tượng địa vật hồn tồn mới xuất hiện, khơng biểu diễn theo tỷ lệ được mà phải biểu diễn bằng ký hiệu nhưng khơng có trong quyển ký hiệu bản đồ, khi đó người thành lập bản đồ có thể đặt ra ký hiệu mới và ký hiệu mới này phải được ghi chú rõ ràng.

Một phần của tài liệu Khảo sát địa hình phục vụ thiết kế nâng cấp mở rộng Quốc Lộ 1A, giai đoạn thiết kế kỹ thuật, đoạn Km 1571+500 – Km1574+200 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w