II: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1:ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC BỘ, NGÀNH LIÊN QUAN
1. Các ngành chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ, đảm bảo giải quyết nhanh gọn, kịp thời các thủ tục gây phiền hà cho người lao động và doanh nghiệp đặc biệt là thủ tục ban đầu, tạo điều kiện thơng thống về các chính sách hỗ trợ thủ tục, vốn vay cho số lao động đạt tiêu chuẩn
2. Phải tăng cường quan hệ hợp tác giữa ngành chức năng với các công ty XKLĐ, thẩm định doanh nghiệp, chọn đơn hàng, hợp đồng lao động với các chế độ cụ thể, rõ ràng... Khi phát sinh vướng mắc, ngành chức năng cần nhanh chóng cập nhật thơng tin chính xác để trả lời cho người dân
3. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức nhiều cuộc thanh tra và kiểm tra các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, qua đó kịp thời chấn chỉnh các thiếu sót của một số doanh nghiệp, phát hiện và xử lý hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm xuất khẩu lao động. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phát hiện, điều tra và xử lý những tổ chức, cá nhân lừa đảo . Tăng cường cơng tác kiểm sốt cửa khẩu để phát hiện và kịp thời ngăn chặn việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp.
4. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến thông tin. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng phổ biến chủ trương, chính sách và pháp luật về xuất khẩu lao động, thường xuyên đưa các thông tin về thị trường, về hoạt động tuyển chọn của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để người lao động nắm được thông tin, tránh bị kẻ xấu lừa đảo và giúp người lao động tìm hiểu thông tin việc làm tôt hơn sau khi về nước .Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động đến tận người dân với nhiều hình thức phù hợp . Đồng thời liên hệ mật thiết với cục Quản lý lao động ngồi nước để tổ chức đường dây nóng giải đáp thơng tin cho người lao động.
5. Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng một cách đồng bộ, có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm; nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư để hình thành những doanh nghiệp mạnh có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc, lao động ở vùng sâu vùng xa tham gia XKLĐ.
Các địa phương và ngành ngân hàng cần tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ người lao động và đối tượng chính sách về chi phí đào tạo – bồi dưỡng kiến thức cần thiết và vay vốn đi xuất khẩu lao động; cải tiến thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong q trình thực hiện mơ hình liên kết tuyển lao động tại địa phương.
6. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chỉ đạo các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng trực thuộc tăng cường giáo dục, vận động nhân dân thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về xuất khẩu lao động; đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp tạo nguồn lao động có chất lượng; tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao
động trên địa bàn, ngăn chặn các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, của các doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu lao động.
7. Phải nâng cao trình độ chun mơn, tay nghề và đào tạo ngoại ngữ cho người lao động một khóa dài hơn và chất lượng hơn tránh tình trạng bất đồng ngôn ngữ khá lớn. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh, đặc biệt là các thông tin cần thiết về luật, quy định của nước tiếp nhận, tôn giáo, phong tục, tập quán, điều kiện sống và sinh hoạt ở nước tiếp nhận một cách chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu qua nhiều hình thức khác nhau. Đây là u cầu cho tồn bộ lao động trong nước và càng có ý nghĩa quan trọng đối với lao động xuất khẩu Tiếp tục đẩy mạnh triển khai mơ hình liên kết giữa các doanh nghiệp và địa phương để có nguồn lao động đáp ứng yêu cầu; thực hiện đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ; các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng đào tạo – bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngồi để đảm bảo có nguồn lao động xuất khẩu lao động đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế; Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu việc làm và các chương trình, dự án khác để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động…
8. Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ người lao động ở nước ngoài: Triển khai thoả thuận đã ký về hợp tác lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động; thúc đẩy đàm phán và ký kết các thoả thuận với các nước khác; kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài bảo đảm các điều kiện theo quy định để làm cơ sở cho việc bảo vệ quyền lợi của người lao động; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý trong và ngoài nước, giữa cơ quan đại diện ngoại giao với đại diện các doanh nghiệp tại nước ngồi .Liên kết với các cơng ty trong và ngoài nước để tuyển chọn nguồn nhân lực ngay sau khi họ trở về nước.
9. Cùng với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, Nhà nước cần quan tâm cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho người lao động ở nước ngồi thơng qua việc cung cấp sách, báo và tổ chức các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở các điểm có nhiều người lao động Việt Nam sinh sống và làm việc.
10. Việc quy hoạch, sắp xếp một số DN XKLĐmạnh là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, sắp xếp một số DN mạnh khơng có nghĩa là cắt bỏ hoặc rút hết giấy phép của số DN cịn lại, vì như thế sẽ giảm cạnh tranh giữa các DN và vơ hình dung lại tạora sự độc quyền trong XKLĐ. Vấn đề quan trọng hơn là phải có một hành lang pháp lý chặt chẽ để hướng tất cả các DN đến một sân chơi bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. Khi đó nếu DN nào khơng tự cải thiện mình hoặc khơng tn thủ luật chơi đương nhiên sẽ bị đào thải.
11. Nên có vai trị tổ chức cơng đồn, các tổ chức có năng lực với cơ chế bảo vệ rõ ràng, hiệu quả thì khơng bao giờ quyền lợi người lao động có thể được bảo vệ tốt. Vì vậy, vai trị của các tổ chức xã hội dân sự phải mạnh hơn nữa.
12. Rất cần sự vào cuộc đồng bộ của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề và về xuất khẩu lao động. Vai trò các cơ quan này chính là “bà đỡ” tạo cơ chế và theo dõi, chỉ đạo sự gắn kết đó đi đúng hướng, hiệu quả. Đây cũng chính là sự đầu tư cần thiết và hiệu quả của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực và đem lại lợi ích to lớn nhiều mặt của xuất khẩu lao động cho xã hội.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính xây dựng phương án học phí hợp lý để thúc đẩy phát triển dạy nghề.
13. Chính phủ dành một nguồn kinh phí cần thiết để thực hiện tín dụng ưu đãi cho học nghề và tạo việc làm và xuất khẩu lao động, đặc biệt cho đối tượng thanh niên, thơng qua Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Phát triển.
14. Tiếp tục ổn định mở rộng các thị trường truyền thống bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia…; phát triển thị trường các khu vực vùng Vịnh gồm các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, Quatar, Ả Rập Xê út… Xúc tiến đưa lao động sang một số thị trường mới như Australia, Canada, EU, Hoa Kỳ…
15. Cần đa dạng hóa ngành nghề, nhất là các nghề mà Việt Nam có ưu thế như may mặc, điện tử, xây dựng. Hiện nay ở Hàn Quốc, lao động Việt Nam phần lớn lựa chọn làm việc trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, nhưng theo ông Shin Ho Chinh- đại diện Bộ lao động Hàn Quốc thì trong năm 2007, các ngành nông, ngư nghiệp, chăn nuôi ở nước này có nhu cầu tuyển dụng lớn nên cần chuyển hướng đáp ứng. Thị trường Malaysia cũng đưa ra yêu cầu tiếp nhận 2 loại lao động cấp cao và cấp thấp. Đối với những thị
trường cao cấp khác lại rất cần những chuyên gia, kỹ sư, y tá,…làm việc trong các viện nghiên cứu, ngành công nghệ thông tin, bệnh viện, muốn thâm nhập được thị trường phải hướng theo u cầu đó..
16. Phát triển các hình thức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như: doanh nghiệp đầu tư ra nước ngồi, nhận thầu cơng trình ở nước ngồi, thơng qua doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoặc cá nhân người lao động tự tìm ký hợp đồng lao động làm việc ở nước ngồi. Hình thức hợp tác 3 bên rất hiệu quả giữa Việt Nam, Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) và các nước Châu Phi về hợp tác cung cấp các chuyên gia trong lĩnh vực nơng nghiệp cần được tích cực duy trì và phát triển. 17. Công tác khám sức khoẻ cũng cần rất chặt chẽ và tỷ mỉ để tránh những trường hợp ra
đến nước ngoài lại phải về nước. Nâng cao hơn nữa hiệu quả của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động hiện nay, trong đó cần huy động được sự đóng góp đáng kể của doanh nghiệp và người lao động nhằm hỗ trợ người lao động khi ốm đau, tai nạn hoặc bị rủi ro.
18. Trong chính sách hỗ trợ việc làm chính sách tạo điều kiện cho người lao động ở nước ngoài trở về nước được tham gia đào tạo, hoặc đào tạo lại tại các Trung tâm dạy nghề, các trường dạy nghề cần phải chú tronhj hơn nữa để họ có cơ hội tìm việc làm trong nước và cũng là giải quyết những vấn đề mà chúng ta đang rất quan tâm về lực lượng lao động trong nước