Mục đích của SOP này nhằm đưa ra một quy trình chuẩn để giúp xác định các vật liệu ngoại lai và các dấu hiệu xáo trộn nhân tạo có trong đất.
Trong đất thường có các vật liệu ngoại lai (VD: rác, vật liệu xây dựng v.v…). Việc kiểm tra đất tại hiện trường xem có các vật liệu hay dấu hiệu xáo trộn trong đất do các hoạt động của con người có vai trị quan trọng vì chúng có thể là các chỉ dấu của ơ nhiễm đất.
Lưu ý về an tồn
Cần đảm bảo khơng có các rủi ro về sức khỏe khi tiến hành quan sát bằng cảm quan. Một số hóa chất có thể có những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe nếu hít phải hoặc tiếp xúc với da (xem thêm chương 1- An
tồn Lao động).
Trang thiết bị cần dùng
• Găng tay cao su; • Bơm túi xếp Dräger;
• Ống đo PID (giúp xác định tại hiện trường có hiện diện các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi hay khơng).
Quy trình thực hiện
• Ln đeo găng tay cao su khi khảo sát đất;
• Kiểm tra bằng mắt xem mẫu đất có các vật liệu ngoại lai hay khơng;
• Bẻ các mẫu đất sét hoặc đất thịt để có thể quan sát phần đất không bị xáo trộn bởi khoan;
• Nên dùng ống Dräger, ống đo PID hoặc máy đo sắc ký khí hiện trường xác định xem có các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi hay khơng;
• Quan sát bằng mắt có thể xác định các vật liệu ngoại lai có trong đất như:
- Bê tông asphalt; - Vôi tơi;
- Hóa chất BVTV ngun chất (VD: DDT, Falizan v.v…); - Thủy tinh;
- Gỗ;
- Rác thải sinh hoạt;
- Than củi (do đốt lộ thiên); - Kim loại;
- Dầu; - Thực vật;
- Nhựa/nilon; - Phế thải xây dựng; - Sắt rỉ; - Vỏ/xương động vật; - Xỉ; - Bùn thải; - Đá, sỏi; - Nhựa đường; - Vệt than bùn;
- Mẩu vật liệu cháy dở; - Sơn v.v…