1 Lắp đặt giếng quan trắc

Một phần của tài liệu SOPs-lay-mau_khoanh-vung-ON_17x25_-20.10_Final (Trang 55 - 61)

SOP này đưa ra các quy định về cách lắp đặt một giếng quan trắc có ống lọc nằm ở một độ sâu nhất định phía dưới tầng ngậm nước. Phía ngồi ống lọc trùm một lớp vải lọc để ngăn các hạt đất chui vào bên trong ống.

Giếng quan trắc được lắp đặt bằng cách sử dụng thiết bị khoan tay hoặc khoan cơ khí, có thể có ống vách hoặc khơng (tùy từng trường hợp cụ thể). Các thiết bị cần có phụ thuộc vào:

và than bùn; đất kết dính kém bao gồm cát, sỏi và đất đá). Thành phần đất ở phía dưới và ngay phía trên tầng ngậm nước quyết định các loại thiết bị cần dùng;

• Vị trí của ống lọc so với giới hạn phía trên của tầng ngậm nước; • Sự có mặt của chất ơ nhiễm (nhận biết bằng cảm quan) ví dụ như

lớp màng ở phần trên của tầng ngậm nước.

Vị trí và độ dài của ống lọc

Độ dài của ống lọc và độ sâu đặt ống lọc có thể khác nhau, tùy thuộc vào mục đích quan trắc của giếng. Các hướng dẫn trong bảng 5.2 được áp dụng.

Bảng 2.8. Vị trí và độ dài của ống lọc

Mục đíchVị trí ống lọcĐộ dài

ống lọc

Quan trắc nước

dưới đất Khoảng 75% dưới mực nước 1 m Quan trắc lớp màng Khoảng 50% dưới mực nước 2 m Quan trắc phía dưới

màng Phần đầu trên của ống nằm dưới mực nước tối thiểu 1 m 1 m Nước dưới đất ở

tầng sâu Tại tầng ngậm nước/ dưới đất 1 m Đo độ thấm Phần đầu trên của ống dưới mực

nước tối thiểu 1 m 1 m

Hình 2.4 mơ tả cấu tạo của của hai loại giếng chính (giếng quan trắc nước dưới đất và giếng quan trắc màng nổi):

Hình 2.4. Mơ hình giếng quan trắc

Trong trường hợp trong đất/nước có hydrocarbon hoặc dung môi gốc dầu ở nồng độ cao, cần dùng các thiết bị lắp đặt làm bằng HDPE được sử dụng để tránh ăn mịn.

Chú ý:

• Mực nước dưới đất thường bị ảnh hưởng phụ thuộc vào lượng mưa của từng mùa và mực nước bề mặt. Phải chú ý đến sự ảnh hưởng này để lựa chọn vị trí đặt và độ dài ống lọc thích hợp; • Khi lắp đặt giếng tại khu vực ô nhiễm, các tầng chứa chất ô

nhiễm nằm ở phía trên ống lọc phải được bao bọc và/hoặc đặt ống vách để tránh sập và rơi vãi vào tầng nước dưới đất trong quá trình khoan và lắp đặt giếng quan trắc;

• Việc thải bỏ các chất lỏng hay nước sinh ra trong quá trình lắp đặt và tháo rửa giếng phải có sự đồng ý của chủ sở hữu/người quản lý khu vực.

Thiết bị

• Thiết bị khoan phù hợp (tham khảo thêm phần 2.2.);

• Ống nhựa làm giếng quan trắc (PVC hoặc HDPE), bao gồm: o Ống nhựa kín (chiều dài = “tổng độ sâu khoan” – “chiều dài

ống lọc”);

o Ống lọc (dài khoảng 1m), độ rộng rãnh ~ 0,3 mm.

• Đầu bịt ống (đầu dưới và đầu trên, riêng đầu bịt trên cần có 2 lỗ để gắn nhãn);

• Vải lọc (để trùm ngồi ống lọc); • Lớp sỏi lọc (phía ngồi ống lọc);

• Sét bentonite dạng hạt (để bịt phần đầu phía trên bên ngồi của ống lọc);

• Búa cao su; • Cưa;

• Ống PE (Ø 8 mm); • Bơm động cơ.

Quy trình

• Sử dụng thiết bị khoan để khoan một lỗ đến độ sâu cần thiết (tham khảo SOP 2.3.1);

• Lắp đặt ống nhựa đã gắn với ống lọc làm giếng vào lỗ khoan (nhớ bịt đầu dưới của ống lọc bằng đầu bịt kín), sử dụng dụng cụ định tâm để đảm bảo giếng nằm ở giữa lỗ khoan;

• Đổ sỏi lọc lấp đầy toàn bộ ống lọc và cả phần lỗ khoan phía trên ống lọc (khoảng 0,5 m), kiểm tra bằng thước đo;

• Đổ một lớp sét bentonite dày tối thiểu 0,5 m (cần khoảng 5 lít đất sét dạng hạt; kiểm tra bằng thước đo);

• Đổ nước sạch vào lỗ khoan để làm ướt và trương sét bentonite (đặc biệt quan trọng đối với việc lắp giếng quan trắc tại các khu vực khơ hạn);

• Lấp đầy lỗ khoan cho đến bề mặt đất bằng lượng đất kéo lên khỏi lỗ khi khoan. Đối với mỗi lỗ khoan, cần ghi nhớ bịt lại tầng không thấm nước (VD: tầng đất sét) đã khoan xuyên qua bằng một lớp sét betonite với độ dày ít nhất là hơn 0,5m so với độ dày tầng khơng thấm nước đó. Trong trường hợp ống lọc nằm trong tầng ngậm nước có kích cỡ hạt là cát thơ hoặc sỏi, có thể khơng cần đổ thêm cát/sỏi lọc;

• Sử dụng lưỡi cưa sắc, cưa chéo miệng giếng ngay phía dưới mặt đất (khơng cưa q xiên, vì như vậy nắp giếng sẽ khơng đóng kín hồn tồn);

• Dùng đầu bịt đóng nắp giếng (sử dụng đầu bịt có hai lỗ: một dùng để thơng khí và một để gắn nhãn), nhãn ghi mã số giếng, ngày lắp đặt, độ sâu giếng và chiếu dài ống lọc;

• Đối với các giếng có vị trí khơng phải trên đường hoặc vỉa hè có thể cao hơn bề mặt đất từ 10 – 20 cm được che bằng nắp PVC. Đối với các giếng được lắp trên đường hoặc vỉa hè phải nằm gọn trong một hố đào (bằng tay) đủ rộng, có nắp bảo vệ và ống vách để giữ kết cấu hố. Phần trên của nắp phải ngang với bề mặt đường/vỉa hè. Không bao giờ được bịt sét bentonite, đất sét pha hoặc đất sét ở trên nắp giếng hoặc đầu bịt giếng vì khi mưa phần sét này có thể ngấm vào trong giếng. Sửa lại đường và vỉa hè, nếu cần.

• Thơng mạch giếng: o Tháo nắp giếng;

o Hạ ống PE xuống đáy giếng. Đầu dưới của ống cắt chéo để ngăn khơng bị hút dính vào đáy giếng (sẽ không hút được nước lên);

o Nối ống vào bơm;

o Vì mẫu nước từ giếng quan trắc cần có tính đại diện cho chất lượng nước của tầng nước cần lấy mẫu, do đó cần tiến hành thơng mạch giếng tối thiểu 30 phút để làm thơng thống giếng. Để thông mạch giếng cần sục và bơm nước khỏi giếng và loại bỏ các vật cản nước ở phần sỏi lọc và thành giếng. Có thể sử dụng bơm hút (bailer) loại nhỏ để thực hiện thông mạch giếng;

o Tiếp theo, dùng bơm nhu động để bơm một lượng nước nhất định ra khỏi giếng. Thể tích nước cần được bơm phục thuộc vào kết quả đo đạc các thông số cơ bản về chất lượng nước. Thơng thường, cần bơm một thể tích nước tối thiểu bằng 3 lần thể tích phần chứa nước của lỗ khoan (khơng phải thể tích giếng) trước khi tiến hành đo đạc các thông số dưới đây (xem thêm trong bảng 2.9):

- pH ± 0,1

- Độ dẫn điện ± 3%

- Thế Oxi hoá khử ± 10mV - Độ đục ± 5 %

o Thời gian giữa các lần đo bằng thời gian cần để bơm một thể tích nước bằng thể tích lỗ khoan ra khỏi giếng nhưng khơng được < 5 phút. Trước khi tắt bơm nhu động, rút từ từ ống PE lên để đảm bảo cả phần phía trên của cột nước trong giếng cũng được bơm ra. Nếu kết quả đo cho thấy độ lệch giữa các lần đo nằm trong khoảng cho phép có nghĩa là giếng đã thơng; o Sau khi giếng đã thông mạch và đạt được các tiêu chí đo đạc như trên, niêm phong giếng trong khoảng 2 tuần để giếng đạt trạng thái cân bằng;

o Đối với trường hợp có tầng đất khơng thấm nước, lượng nước có trong giếng thường quá thấp để có thể bơm được một thể tích nước tương đương 3 lần thể tích phần chứa nước của lỗ khoan.Trong trường hợp đó, cần bơm tối thiểu 2 lần lượng nước đó. Nên chờ một thời gian trước bơm có đủ nước thấm vào giếng;

o Tháo ống PE khỏi bơm, sau đó tắt bơm ngay lập tức; o Tháo ống PE khỏi giếng;

o Đo độ sâu của giếng so với mặt đất.

Chú ý: Nếu sử dụng ống HDPE, phần HDPE tiếp xúc với bê tông hoặc sét bentonite nên được làm thô ráp bằng giấy nhám để đảm bảo kín hồn tồn.

Bảng 2.9. Lượng nước cần bơm khi thông mạch giếng

Chiều dài cột

nước (cm) Khoan mẫu 3 x Thể tích Lỗ khoan (lít)

piston (4 cm) Ống vách (10 cm) Ống vách(20 cm) 50 2 10 40 100 4 20 80 200 8 40 160 400 15 80 320 800 30 160 640 Báo cáo

Ghi chép các thông tin sau vào biên bản lỗ khoan:

• Độ sâu của mực nước dưới đất trong q trình khoan; • Độ sâu của giếng (tính từ mặt đất);

• Độ dài của ống lọc;

• Lượng nước cần bơm để thơng mạch giếng; • Kết quả đo độ pH và EC;

Nếu có đổ thêm nước từ ngồi vào khi thi cơng giếng (trong một số trường hợp cần để giữ áp suất khi khoan), cần ghi chép rõ khối lượng nước và độ dẫn điện của phần nước đó phải được ghi chú lại trong báo cáo hiện trường.

Nếu trong thực tế có một số quy trình mơ tả trên đây có sự điều chỉnh, cần báo cáo những điều chỉnh này một cách chi tiết trong báo cáo hiện trường.

Một phần của tài liệu SOPs-lay-mau_khoanh-vung-ON_17x25_-20.10_Final (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)