SOP này đưa ra quy trình chung để thực hiện lấy mẫu nước ở các giếng nước ăn.
Thiết bị
• Đầu dị mực nước; • Bình lấy mẫu; • Chất bảo quản mẫu;
• Thiết bị đo pH, nhiệt độ, EC; • Lọ thủy tinh;
• Hộp bảo ơn chứa đầy đá; • Biên bản lấy mẫu;
• Bút dạ khơng xóa; • Túi đựng rác/chất thải; • Ống PE;
• Bơm.
Quy trình
Lấy mẫu nước dưới đất
Mẫu nước dưới đất có thể được lấy từ giếng khoan, giếng đào (nông) hoặc mạch nước ngầm.
Nếu nguồn nước dưới đất là một mạch nước ngầm hoặc giếng khoan có sẵn bơm, có thể lấy mẫu tại đầu vịi nước chảy. Nên để nước chảy vài phút cho đến khi đạt độ dẫn điện EC không đổi trước khi lấy mẫu, việc này giúp đảm bảo lượng nước được lấy mẫu là nước từ giếng chứ không phải từ đường ống. Để nước chảy tràn ra khỏi miệng bình lấy mẫu tối thiểu 3 lần thể tích bình trước khi đóng nắp.
Độ sâu của tầng ngậm nước mà mẫu được lấy có thể được xác định thơng qua việc xác định độ sâu ống lọc của giếng. Độ sâu này là cố định vì chỉ có nước ngầm ở độ sâu đặt ống lọc mới có thể chảy vào giếng. Tương tự như vậy, nước chảy vào các mạch thông qua những kẽ nứt ở tầng đá phía dưới. Do đó, một mẫu nước lấy từ các giếng khoan, giếng đào và mạch nước ngầm chỉ là một mẫu đơn tức thời tiêu biểu cho thời điểm lấy mẫu và vị trí lấy mẫu (Mẫu Grab).
Trong trường hợp khơng đủ nước để bơm và cho chảy ra ngoài trước khi lấy mẫu, lúc đó mẫu được lấy chỉ có tính đại diện cho nước giếng chứ khơng phải cho tầng ngậm nước mà ở đó nước giếng chảy vào.
Nếu giếng là giếng đào thủ cơng khơng có bơm thì có thể dùng bơm chìm để rửa giếng. Thực hiện theo quy trình được trình bày trong SOP 4.2.1.
Nếu lượng nước giếng cần bơm ra để rửa giếng là quá lớn sử dụng những thiết bị hiện có, phải chấp nhận lấy mẫu đơn tức thời (Mẫu Grab).
Giếng khơng có bơm
Cần đặc biệt cẩn thận khi lấy mẫu nước ở mạch nước ngầm khơng chỗ thốt và từ các giếng nơng khơng có bơm. Thiết bị lấy mẫu nước giếng bao gồm bình đựng mẫu có buộc một vật nặng để tăng khối lượng của bình đựng mẫu và giúp bình đựng mẫu rỗng có thể chìm xuống nước. Cần đảm bảo bình đựng mẫu khơng được chạm vào đáy giếng hoặc đáy mạch nước ngầm, vì có thể làm đục nước và gây nhiễm chéo. Trong một số trường hợp, mạch nước ngầm có thể có độ cao lớn hơn mặt đất xung quanh, trong trường hợp này có thể hút nước bình đựng mẫu qua ống xi phơng. Để nước chảy đều qua ống ít nhất từ 2 – 3 phút trước khi lấy mẫu.
Lấy mẫu theo quy trình sau:
• Chuẩn bị bình lấy mẫu, với với một đoạn dây dài, gắn một vật nặng vào bình lấy mẫu đã được tiệt trùng
• Gắn bình vào dây. Lấy một đoạn dây dài khoảng 20 m, cuộn quanh một cái que, và buộc vào dây của bình. Mở bình;
• Hạ bình xuống giếng, thả dây ra từ từ. Khơng để bình chạm vào thành giếng;
• Làm đầy bình. Nhấn chìm bình hồn tồn dưới nước và tiếp tục hạ bình xuống sâu hơn. Khơng để bình chạm vào thành giếng hoặc làm ảnh hưởng đến lớp trầm tích dưới đáy;
• Kéo bình lên. Khi bình được lấy đầy, đưa bình lên bằng cách kéo từ từ dây và cuộn vào que. Đóng nắp bình.
Những hướng dẫn chung sau đây phải được thực hiện:
• Khơng lấy lẫn những mảnh khơng đồng nhất của mùn hữu cơ (VD lá cây) trong mẫu. Tránh va chạm hoặc làm ảnh hưởng đến tầng đáy nước khi lấy mẫu sâu, vì như vậy sẽ làm tăng lượng chất rắn lơ lửng trong nước, gây ảnh hưởng đến mẫu được lấy. Để nước chảy qua rây để gạn các mảnh vụn và sau đó thu nước vào bình lấy mẫu;
• Độ sâu lấy mẫu tính từ bề mặt nước đến phần giữa của ống lấy mẫu sâu;
• Khơng được hạ ống lấy mẫu sâu xuống quá nhanh. Giữ ở độ sâu yêu cầu khoảng 15 giây trước khi thả dây chịu tải (hoặc thiết bị đóng ống lấy mẫu). Giữ thẳng đứng trong suốt thời gian lấy mẫu. Tuy nhiên, tại dòng nước chảy, việc này không thể thực hiện được và cần tính tốn mức dây cần hạ thấp thêm để đạt độ sâu yêu cầu;
• Nhiệt độ của mẫu nên được đo và ghi lại ngay sau khi lấy được mẫu;
• Tách riêng các phần mẫu để xác định pH và độ dẫn điện.
Những thông tin hỗ trợ nên được ghi lại trong nhật ký hiện trường. Điều kiện nhiệt độ môi trường xung quanh, thời tiết, sự xuất hiện dấu hiệu lạ (VD: xác thủy sinh trôi nổi, váng dầu, bọt, sự phát triển của tảo và/hoặc bất kỳ dấu hiệu hoặc mùi bất thường nào khác) cần phải ghi lại, bất kể là chúng khơng đáng kể vào thời điểm đó. Những ghi chú và quan sát đó sẽ giúp ích cho việc giải thích kết quả phân tích.
4.3. Mã hóa và ghi nhãn cho mẫu