2 Đo độ dày của màng nổi LNAPL

Một phần của tài liệu SOPs-lay-mau_khoanh-vung-ON_17x25_-20.10_Final (Trang 79 - 83)

Lưu ý: Việc đo độ dày của màng nổi là một quá trình dễ xảy ra sai số và mắc phải các lỗi. Ngồi ra, các kết quả đo thường khơng đại diện cho độ dày thực tế của màng nổi ở trong đất. Phụ thuộc vào tính mao dẫn của đất và các tính chất đất khác liên quan, độ dày màng nổi ở trong giếng có thể lớn hơn đến 10 lần độ dày thực tế của màng nổi ở trong đất.

Mục tiêu của SOP này nhằm đưa ra hướng dẫn cách đo độ dày của một màng nổi (ví dụ các hydrocarbon gốc dầu) trong nước dưới đất.

Nguyên lý

Sử dụng các thiết bị và quy trình khác nhau để đo độ dày màng nổi: • Thiết bị đo/lấy mẫu màng nổi bao gồm một ống Teflon trong suốt

có phần đáy có thể đóng được;

• Máy đo mực nước sẽ phát tín hiệu khi đầu dị tiếp xúc với nước, nhưng thường sẽ khơng phát tín hiệu, hoặc phát tín hiệu yếu, khi tiếp xúc với màng nổi;

• Đầu dị phân biệt được dầu và nước (phát ra tín hiệu khác nhau) khi tiếp xúc với nước hoặc vật chất của màng nổi.

Thiết bị

• Thiết bị đo màng nổi;

• Đầu dị phân biệt lớp tiếp xúc dầu/nước; • Đầu dị mực nước có thể phát tín hiệu; • Quả nặng;

• Khăn giấy.

Lưu ý: Ln đeo găng tay chống thấm và kính bảo hộ trong suốt quá trình đo và làm sạch dụng cụ đo.

Quy trình phù hợp nhất tại hiện trường là sử dụng thiết bị đo màng nổi dùng ống Teflon kết hợp với quả nặng và máy đo mực nước. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng được với độ dày màng nổi lớn hơn chiều dài của ống Teflon và/hoặc trong trường hợp lớp màng nổi có độ nhớt cao và dày. Trong những trường hợp đó nên sử dụng thiết bị lấy mẫu đa (multisampler). Các phương pháp khác thường dễ bị cho kết quả nhiễu hơn, đặc biệt trong trường hợp màng nổi có độ nhớt (có thể bám dính lên que thăm dị và đầu dị).

Thiết bị đo độ dày màng nổi dùng ống Teflon được minh họa trong hình 3.5.

Loại dùng dây cáp để điều khiển

Ghi chú:

1. Que điều khiển; 2. Dây cáp tráng Teflon; 3. Bộ giữ ống Teflon; 4a. Bộ chịu tải dùng trong trường hợp lấy mẫu sâu chưa đến 5m dưới nước; 4b. Bộ chịu lực dùng trong trường hợp lấy mẫu sâu hơn 5m dưới nước; 5. Ống Teflon trong suốt; 6. Nút ống bằng thép; 7. Nút bịt phía trên; 8. Ống bảo quản mẫu HDPE để vận chuyển mẫu; 9. Ốc vặn để thít chặt cáp; 10. Kẹp ống

Loại dùng que thép để điều khiển

Ghi chú:

1. Que thép; 2. Nút bịt đầu trên ống; 3. Ống Teflon trong suốt; 4. Nút ống bằng thép;

Hình 3.5. Thiết bị đo màng nổi dùng ống Teflon

Đo độ dày màng nổi sử dụng thiết bị đo/lấy mẫu dùng ống Teflon kết hợp với quả nặng và đầu dị mực nước:

• Từ từ hạ quả nặng vào giếng;

• Nếu nghe thấy tiếng bõm nhẹ, có nghĩa là đã chạm vào phần trên của màng nổi;

• Cẩn thận di chuyển quả nặng lên xuống để xác định chính xác ranh giới phía trên của màng nổi;

• Đọc giá trị trên dây đo mực nước (đến từng ½ cm) tính từ đỉnh giếng;

• Ghi lại giá trị này như là độ sâu gặp ranh giới trên của màng nổi; • Từ từ hạ dây đo và đầu dò mực nước xuống giếng cho đến khi

phát ra tín hiệu;

• Từ từ nâng cảm biến của đầu dị mực nước cho đến khi tín hiệu yếu đi;

• Đọc giá trị trên dây đo mực nước (đến từng cm) tính từ đỉnh giếng;

• Ghi lại giá trị này như là độ sâu gặp đáy của màng nổi; • Làm sạch các thiết bị đã sử dụng bằng khăn giấy; • Sử dụng ống Teflon:

o Đảm bảo nút ống ở trạng thái mở (như minh họa trong hình 6.5); o Từ từ hạ ống Teflon xuống giếng cho đến khi phần đáy nằm ở

độ sâu ít nhất 30 cm phía dưới đáy của màng trơi nổi (đo bằng máy đo mực nước);

o Để cho đối trọng rơi xuống sao cho móc giữ bằng thép tuột ra và ống Teflon trong suốt rơi xuống nút ống bằng thép (xem hình 3.5);

o Nhấc ống Teflon đã được làm đầy lên;

o Kiểm tra xem phần đáy của ống có nước khơng (nghĩa là tồn bộ chiều dày màng nổi đã được lấy mẫu, nếu chưa thì lặp lại bước lấy mẫu);

o Đo độ dày của màng nổi trong ống.

Quả nặng kết hợp với đầu dị mực nước:

• Từ từ hạ quả nặng vào giếng;

• Nếu nghe thấy tiếng động nhỏ và đục, có nghĩa là đã chạm vào phần trên của màng nổi (có thể sử dụng đèn pin để nhìn vào giếng xem quả nặng đã chạm đến mặt của màng nổi chưa);

• Cẩn thận di chuyển quả nặng lên xuống để xác định chính xác phần trên của màng nổi;

• Đọc giá trị trên dây đo mực nước (n tng ẵ cm) ti im cao nht ca ging;

ã Ghi lại giá trị này như là độ sâu của phần trên cùng của màng nổi; • Từ từ hạ dây đo và đầu dò mực nước xuống giếng cho đến khi

phát ra âm thanh bíp;

• Từ từ nâng cảm biến của đầu dò mực nước cho đến khi âm thanh bíp yếu;

• Đọc giá trị trên dây đo mực nước (đến từng cm) tại điểm cao nhất của giếng;

• Ghi lại giá trị này như là độ sâu của phần dưới cùng của màng nổi;

• Làm sạch các thiết bị đã sử dụng bằng khăn giấy.

Đầu dò điện tử phân biệt tiếp xúc dầu/nước

• Cẩn thận hạ đầu dị điện tử phân biệt tiếp xúc dầu/nước xuống đáy giếng;

• Từ từ nâng đầu dị lên, cho đến khi tín hiệu phát ra cho thấy có sự di chuyển qua ranh giới chuyển đổi (giữa nước - màng nổi); • Hạ đầu dò thêm một vài đề xi mét và bắt đầu kéo lên từ từ cho

đến khi chạm vào ranh giới một lần nữa; lặp lại quá trình cho đến khi ranh giới nước dưới đất – màng nổi được đo chính xác; • Ghi lại giá trị này như là độ sâu của phần dưới cùng của màng nổi;

• Cẩn thận nâng đầu dị lên khỏi mặt nước;

• Từ từ hạ đầu dị xuống, cho đến khi hiện ra một ranh giới chuyển đổi (khơng khí -màng nổi);

• Kéo đầu dị lên một vài đề xi mét và bắt đầu hạ xuống từ từ cho đến khi chạm vào ranh giới một lần nữa; lặp lại quá trình cho đến khi ranh giới khơng khí – màng nổi được đo chính xác;

• Ghi lại giá trị này như là độ sâu của phần trên cùng của màng nổi.

Yếu tố gây nhiễu

Nếu tín hiệu phát ra từ đầu dị mực nước hoặc đầu dị điện tử tiếp xúc dầu/nước khơng rõ ràng hoặc yếu ở dưới lớp màng nổi, có thể do một trong hai ngun nhân:

• Đầu dị bị dính dầu hoặc bẩn, làm sạch đầu dị; • Pin (sắp) hết, thay pin mới.

Làm tròn số

Giá trị đo được nên được làm tròn đến cm gần nhất.

Ghi chép kết quả

Ghi chép lại đầy đủ các kết quả đo đạc mực nước dưới đất và độ dày của màng nổi (= mặt trên của màng trôi nổi – mực nước dưới đất) vào các biểu mẫu và sổ ghi chép liên quan.

Một phần của tài liệu SOPs-lay-mau_khoanh-vung-ON_17x25_-20.10_Final (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)