Mục tiêu của SOP này nhằm cung cấp hướng dẫn cách lấy mẫu đất tổ hợp tại hiện trường theo đúng quy trình.
Lấy mẫu đất tổ hợp giúp tiết kiệm chi phí phân tích trong phịng thí ng- hiệm và giúp đưa ra những đánh giá tổng quát hơn về thực trạng ô nhiễm. Tại các khu vực và/hoặc vùng đất mà phân bố ô nhiễm trong các tầng đất là khơng đồng đều, kết quả phân tích các mẫu đơn thường sẽ cao (hoặc thấp) hơn mức độ ô nhiễm thực tế tại hiện trường. Trong các trường hợp này cần lấy mẫu tổ hợp. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc lấy mẫu tổ hợp chỉ nên được thực hiện sau khi đã khoanh vùng được một cách tương đối chính xác mức độ ơ nhiễm của khu vực, và mẫu tổ hợp được lấy cần đảm bảo tính đại diện tương đối của một mức độ ơ nhiễm tương ứng.
Quy trình
• Đeo găng tay và bảo hộ trong quá trình lấy mẫu để tránh chất ơ nhiễm tiếp xúc với da;
• Dùng một khay/xơ sạch;
• Xác định vùng đất cần lấy mẫu tổ hợp và tiến hành khoan từ 5 đến 10 lỗ khoan đến độ sâu 50cm;
• Lấy mẫu theo loại đất (dựa vào thành phần cơ giới và hàm lượng chất hữu cơ) và theo mức độ ô nhiễm (dựa vào kết quả quan sát bằng cảm quan và/hoặc các kết quả phân tích đã có trước đó);
• Tại mỗi điểm lấy mẫu (lỗ khoan), lấy phần đất tương ứng vào khay/xơ;
• Trộn đều đất trong khay/xô bằng một que sạch sau mỗi lần bổ sung thêm đất tại từng điểm lấy mẫu;
• Lấy mẫu tổ hợp đất đã được trộn trong khay/xơ theo quy trình mơ tả trong SOP 4.1.1;
• Kinh nghiệm cho thấy, đối với các vùng ơ nhiễm có diện tích dưới 25 m2, nên lấy khoảng 2 mẫu tổ hợp;
• Với diện tích 25 – 100 m2, nên lấy 3 mẫu tổ hợp; • Với diện tích trên 100 m2, nên lấy ít nhất 4 mẫu tổ hợp; • Mỗi mẫu tổ hợp bao gồm 5 – 10 mẫu đơn;
• Ghi chép, đánh dấu và đánh số một cách chính xác trên sơ đồ lấy mẫu và sổ nhật ký hiện trường vị trí của từng lỗ khoan (hay mẫu đơn) cấu thành nên mẫu tổ hợp đó;
• Đối với các lỗ khoan để lấy mẫu tổ hợp, phải điền đầy đủ thông tin của từng lỗ khoan các biên bản lỗ khoan tương ứng;
• Phải làm sạch khay/xơ và các thiết bị khoan trước khi lấy mẫu tổ hợp tiếp theo (xem thêm SOP 2.5.2. – Tiêu tẩy độc cho thiết bị). Có thể lấy mẫu tổ hợp cho các tầng đất phía dưới (khơng phải tầng đất mặt). Trong trường hợp này, trộn đều phần đất ở từng độ sâu của tầng đất tương ứng cần lấy mẫu từ các lỗ khoan theo quy trình mơ tả bên trên (tốt nhất là chỉ trộn các phần đất có cùng độ sâu). Tuyệt đối không được trộn lẫn tầng đất mặt và các tầng đất phía dưới.
Để lấy mẫu đất trong ruộng lúa, chỉ cần khoan đến độ sâu 25 cm dưới bề mặt là đủ.
Không nên lấy mẫu tổ hợp để phân tích nồng độ các chất dễ bay hơi.