Sự hình thành và phát triển của Bộ Khoa học và Công nghệ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư tại Văn phòng Bộ Khoa học và công nghệ (Trang 28 - 31)

Hình 3 .1 Giao diện phần mềm Vsign-pdf

8. Cấu trúc đề tài

2.1. Sự hình thành và phát triển của Bộ Khoa học và Công nghệ

2.1.1. Lịch sử hình thành

Bộ Khoa học và Cơng nghệ (KH&CN), tiền thân là Uỷ ban Khoa học Nhà nước (UBKHNN) được thành lập theo Sắc lệnh số 16-SL ngày 4/3/1959 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự phát triển từ Uỷ ban UBKHNN sang Bộ KH&CN là một quá trình vừa hình thành, vừa xây dựng và hồn thiện. Trong q trình phát triển đó, nhận thức về nội dung và trách nhiệm quản lý về KH&CN ngày càng được nâng cao. Hoạt động quản lý KH&CN của Bộ đã phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và ngày càng có hiệu quả.

Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Khoa học và Công nghệ đã trải qua 05 giai đoạn hình thành và đổi tên :

Giai đoạn 1959 – 1965: Đây là giai đoạn xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức và quản lý khoa học từ TW đến địa phương. Uỷ ban Khoa học Nhà nước có chức năng đảm bảo và hồn thành kế hoạch về khoa học và kỹ thuật.

Giai đoạn 1965– 1975: UBKHNN chia tách làm 2 cơ quan: Uỷ Ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước và Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Giai đoạn 1975- 1985 đây là giai đoạn cả nước đang khẩn trương xây dựng CNXH ở miền bắc và đấu tranh chống biên giới xâm lược. UBKH & KTNN lúc này chịu trách nhiệm về quản lý khoa học kỹ thuật trong phạm vi cả nước.

Giai đoạn 1985 – 1992 đây là giai đoạn có những thay đổi quan trọng trong cả nước với sự thay đổi cơ chế từ tập trung sang cơ chế thị trường. Năm 1990 UBKH & KTNN đổi tên thành UBKHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Hình 2.1. Trụ sở Bộ Khoa học và Cơng nghệ

Giai đoạn 1992 - 2002: Bộ Khoa học và Công nghệ và Môi trường được thành lập thành hiện chức năng quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học, phát triển cơng nghiệp, tiêu chuẩn hố, sở hữu trí tuệ.

Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý từ loại hình uỷ ban sang một cơ cấu ngành: Ngành quản lý Khoa hoc và công nghệ. Từ tháng 8/2002, Bộ Khoa học và Công nghệ được thành lập thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về KH& CN, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, năng lượng nguyên tử.

Giai đoạn từ 2002 đến nay đất nước đang trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, giúp Bộ trưởng tập trung hơn nữa các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về KHCN trong phạm vi cả nước. Khẳng định vị thế của Bộ trong việc điều phối thúc đẩy các hoạt động khoa học.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức

2.1.2.1. Chức năng

Bộ khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học cơng nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, bức xạ hạt nhân, quản lý nhà nước và các dịch vụ công trong lĩnh vực Bộ quản lý theo quy định pháp luật.

2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ chủ yếu là việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: Thông tư, Chỉ Thị, Quyết định thuộc lĩnh vực của Bộ sau khi ban hành.

Các nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ được quy định tại Nghị định số 20/2013/NĐ - CP ngàyngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ. Đây là văn bản mới nhất quy định đầy đủ về chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ. (xem tại Phụlục 01)

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức

Theo Nghị định 20/2013/NĐ –CP ngày 26/12/2013 cơ cấu tổ chức của Bộ bao gồm : 11 Vụ và Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ có chức năng tham mưu giúp việc cho Bộ trưởng trong các hoạt động hành chính của cơ quan. Bên cạnh đó có 07 Cục và Tổng Cục là các các cơ quan quan lý nhà nước chuyên ngành của Bộ KH&CN. Viện nghiên cứu và tạp trí, trung tâm thực hiện chức

năng nghiên cứu về lĩnh vực khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ. ( Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại phụ lục 01)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư tại Văn phòng Bộ Khoa học và công nghệ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)