Chứng minh Tam giáo đồng nguyên từ góc độ luân kiếp của người sáng giáo và sự duy trì một

Một phần của tài liệu TS80 (Trang 139 - 142)

D- Quyền lợi Hội viên:

3. Chứng minh Tam giáo đồng nguyên từ góc độ luân kiếp của người sáng giáo và sự duy trì một

luân kiếp của người sáng giáo và sự duy trì một nguyên lý nhất quán

Trong Tam giáo nhất nguyên thuyết, Trịnh Tuệ đã dựa vào tư tưởng từng lưu truyền trong một số vị cao tăng rằng Nho, Lão vốn từ một nguồn Phật giáo mà ra, người sáng giáo của Nho và Đạo xét về góc độ tiền thân, tiền kiếp đều là những nhân vật giác ngộ quan trọng của Phật giáo:

[“Lão tử tiền thân Ca Diếp bồ tát, lũy thế thần tái đầu thai ư Huyền Diệu Ngọc nữ tại phúc trung bát thập nhất niên, chí Thương, Vũ Đinh Canh Thìn chi tuế nhị nguyệt thập ngũ nhật Mão thời đản sinh ư mẫu chi tả hiệp Quyết ấp Khổ huyện Khúc Nhân lý thụ hạ, tính Lý danh Nhĩ, tự Bá Dương, trụ thế cửu bách cửu thập lục niên. Thị vị Đạo chi tổ yên” (Trịnh Tuệ 1744: 6). “Tiền thân của Lão tử là bồ tát Ca Diếp,

80 Tập San Thế Đạo 138

trải qua hóa thân nhiều đời,“ Cịn về tiền thân của Khổng tử:

[“Thánh sư Khổng tử danh Khâu, tự Trọng Ni, tiền thân vi Nho Đồng bồ tát, tái đầu thai ư Đông Lỗ Khải thánh vương Thúc Lương Ngột, Nhan thị Trưng Tại chi gia, dĩ Chu Linh vương Canh Tuất chi tuế thập nguyệt sơ tam nhật. Nhất vân thập nhất nguyệt sơ tứ nhật đản sinh ư Lỗ Xương Bình chi Trâu ấp. Trụ thế thất thập tam niên, thị vi vạn thế Nho giáo chi tổ yên” (Trịnh Tuệ 1744: 7)].

Riêng Phật Thích Ca, tiền thân được nhắc tới là một vị tên gọi Hộ Minh Đại Sĩ 4 , một nhân vật được nhắc tới trong Phật điển, là một trong các kiếp tu hành của Phật. Như vậy cả Lão tử và Khổng tử đều là hậu thân của hai nhân vật tu hành chứng quả vị bồ tát theo giáo lý Phật giáo và là mơn đồ của Phật Thích Ca. Theo lý tưởng bồ tát của Phật giáo, bồ tát là người đã tu hành ngộ đạo, nhưng từ chối nhận quả vị Phật, tự nguyện gắn bó với trần thế để đem cơng đức của mình san sẻ cho chúng sinh, lấy tế nhân độ thế, làm cho tất thảy chúng sinh đều giác ngộ và chứng quả cuối cùng làm lý tưởng. Và như vậy Lão tử và Khổng tử chẳng qua cũng chỉ là người tiếp tục thực hiện lý tưởng của Phật giáo nhưng bằng con đường và phương tiện khác mà thôi. Nho và Đạo cũng là khơng ngồi lý tưởng của Phật giáo. Họ có thấp hơn Phật Thích Ca một bậc nhưng cũng là một dịng một mối mà ra, và như vậy Tam giáo là đồng nguyên xét về tư cách người sáng giáo và mục đích sáng giáo của họ: Cứu nhân độ thế. Sự giải thích này cũng có nghĩa Lão tử và Khổng tử 4- Hộ Minh Đại Sĩ đầu thai từ cung Đâu Suất, là một hiện kiếp sau khi đã trải nhiều kiếp tu của Phật.

sinh ra ở đời, lập ra hai giáo, cũng chẳng qua chỉ là thực hiện tiếp việc khuyến dân hành thiện, theo thiện và tế độ theo các cách riêng mà thơi.

Ta có thể nhận thấy cách giải thích hoang đường về nguồn gốc xuất thân của hai vị sư tổ Nho, Đạo mà Trịnh Tuệ nêu ra là nhắc lại quan điểm Tam giáo đồng nguyên do các vị Phật học gia đề xuất5. Nó có từ khi Phật giáo đang tìm mọi cách tạo ảnh hưởng ở Trung Quốc giai đoạn Ngụy Tấn, Nam Bắc Triều. Cách hội nhập Tam giáo này lấy Phật giáo làm bản vị. Họ đem thuyết luân hồi của Phật giáo để giải thích về tiền kiếp của hai vị sư tổ Nho, Đạo. Chúng ta khó đánh giá được hiệu quả của chúng tới đâu, nhưng đối với người tu Phật thì quan điểm này khơng xa lạ, cịn với mơn đồ của hai giáo cịn lại vốn khơng có quan niệm ln hồi, tiền kiếp thì điều đó cũng khơng có gì để kiểm chứng.

Trịnh Tuệ vừa lấy việc lý giải nguồn gốc xuất sinh của các vị tổ sư, kết hợp với việc tìm và đưa ra một điểm tư tưởng được xem là chung tiêu biểu nhất để chứng minh tính khơng mâu thuẫn, tính thống nhất của Tam giáo. Điểm quy nhất này theo như ơng nói là “sử nhân vi thiện”, đây cũng được xem là điểm đồng quy của Tam giáo, mặc dù chúng là thù đồ. Ông kế tục truyền thống tư tưởng của những người chủ trương Tam giáo hợp nhất của Trung Quốc, lấy một điểm có tính ngun lý để quy nhất Tam giáo, lấy mục đích, lấy cứu cách để gạt đi mọi sự khác biệt về tư tưởng và phương pháp. Ở đây, điểm quy nhất của Tam giáo cũng là ở chỗ công dụng 5- Cách giải thích về tiền thân tiền kiếp của các vị tổ Nho, Phật, Đạo được nói tới từ rất sớm, có thể thấy chúng được nhắc tới trong các tư liệu của Trung Quốc như…

80 Tập San Thế Đạo 140

xã hội, đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân để kết nối, quy đồng. Với các kiến giải trên của Trịnh Tuệ về nguồn gốc các vị sáng giáo và lấy một nguyên lý tổng quát nhiếp thông làm căn cứ và chỗ dựa cho hội nhập Tam giáo, ta có thể thấy ơng đã vận dụng các chất liệu tư tưởng, các quan niệm và chỗ dựa để hội nhập Tam giáo từ rất nhiều nguồn, từ nhiều góc độ để phục vụ cho lập luận của mình. Trong đó có tư tưởng hội nhập Tam giáo do Phật giáo, Đạo giáo và cả Nho giáo đề xuất. Trong văn bản của ơng tích hợp lại nhiều tầng lớp tư tưởng, và ngưng tụ, trầm tích của rất nhiều yếu tố. Nó cũng có tính chất đối thoại siêu thời gian và khơng gian.

Việc coi các vị sáng giáo của Nho, Đạo là từ Phật giáo mà ra khơng có nghĩa Trịnh Tuệ cho rằng Phật giáo cao hơn tất cả, ở đây chỉ có ý nghĩa khẳng định sự đồng nguyên, cùng nguồn của Tam giáo. Nó triển khai phù hợp với giáo lý luân hồi luân kiếp của Phật giáo.

Một phần của tài liệu TS80 (Trang 139 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)