D- Quyền lợi Hội viên:
6. Đồng quy nhi thù đồ, lấy mục đích chung cục, cứu cánh để loại bỏ khác biệt.
cánh để loại bỏ khác biệt.
Thao tác quen thuộc và phổ biến nhất trong việc kiến tạo cơ sở tư tưởng cho Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo hợp nhất, hay Tam giáo quy nhất chính là tư tưởng đồng quy nhi thù đồ, lấy cứu cách, mục tiêu chung cục để cho rằng Tam giáo là quy nhất.
Tiếp ngay sau khi thuật lại nguồn gốc của cả ba vị thánh tổ như đã đề cập ở phần trên, Trịnh Tuệ cho rằng: “Cố tự giáo
nhi ngôn, kỳ biệt vi tam, dĩ Lý nhi ngôn, kỳ quy tắc Nhất.
Nhất giải hà? Viết sử nhân vi thiện nhi dĩ” (Trịnh Tuệ 1744: 8). (Cho nên, từ giáo phái mà nói thì chúng phân biệt ra làm
ba, nhưng về Lý mà nói, thì chúng quy về Một, một đó là gì? Rằng khiến người làm theo điều thiện mà thơi).
Mục tiêu chung cục đó là: Hướng thiện, quy thiện, giáo thiện. Mục đích tu dưỡng của Tam giáo đương nhiên là ở một chữ Thiện, hay thiện tâm. Điều này có vẻ dễ được chấp nhận nhất, vì Nho gia vốn chủ trương nhân tính bản thiện, Phật giáo cũng chủ trương khuyến thiện trừng ác. Đạo gia cũng chủ trương khuyến thiện, quả dục, trừ tham. Đây chính là lấy mục tiêu đạo đức, tác dụng xã hội mục tiêu xã hội để quy đồng Tam giáo.
“Cái Nho chi lễ nhạc hình chính, phịng phạm nhân tâm, sử nhân thiên thiện nhi cấm phi. Thích hồi nhi tằng mỹ kỳ hiển dã. Phật chi thanh tịnh từ tâm, liễn trừ nghiệp chướng,
tế nhân lợi vật, đồng chứng bồ đề, tắc vi chi hữu vi giả dã.
Nho chi điển đơn, tự ln duy trì thế giáo, sử nhân phản bạc chi nhi quy hậu, khử bạo nhi hưng nhân, kỳ trước dã. Đạo chi tẩy địch trần lao, trừ tham dục siêu phàm nhập
thánh cộng một thiên duyên tắc huyền chi hựu huyền giả dã.” (Trịnh Tuệ 1744: 3).
“Cố tự giáo nhi ngộ kỳ việt tam, dĩ lý nhi ngôn kỳ quy tắc
nhất, nhất giả hà viết: Xử nhân vi thiện nhi dĩ” (Trịnh Tuệ
1744: 8).