NGHĨA DÂNG TAM BỬU:

Một phần của tài liệu TS80 (Trang 168 - 171)

Đức Hộ Pháp có dạy: “Trong một thời cúng, Bần đạo đã căn dặn nhiều phen trọng hệ hơn hết, là khi dâng Tam bửu, dầu cho tinh thần suốt buổi cúng có nhiều lúc lo ra đi nữa, đến khi dâng Tam bửu, khuyên cả thảy định thần đặng mật

niệm, dâng Tam bửu trọng hệ cho Chí Tơn”.

Dâng Tam bửu là một bí pháp trong thời Tam Kỳ Phổ Độ nhằm nhắc nhở người tu phải biết bảo tinh, dưỡng khí, tồn thần để sao cho tinh khí thần hiệp nhứt mà đắc Đạo vậy.

Bảo tinh: Gìn giữ và nuôi dưỡng đệ nhứt xác thân cho được tinh khiết, nghĩa là phải tuyệt dục, và phải ăn chay. Trong Đại Thừa Chơn Giáo, Thầy có giảng về sự ăn chay như sau:

“Sự ăn chay là bổ cho Tiên thiên, còn ăn mặn lại bổ cho Hậu

thiên. Các con nếu ăn mặn mà luyện Đạo thì chơn thần bị khí Hậu thiên làm nhơ bẩn nặng nề mà khó thể xuất ra cho

khỏi vùng trung giới được

Dưỡng khí: Khí là đệ nhị xác thân, tức là trí não hay phách của chúng ta. Khí rất cần thiết cho cơ thể, sự sống, cho tinh thần và nghị lực của con người. Muốn ni dưỡng khí thì phải biết cách luyện tập để khí Âm dương lưu hành khắp ngũ tạng lục phủ con người. Luyện khí đúng cách sẽ làm cho người ta khoẻ mạnh, tinh thần sáng suốt, minh mẫn, nghị lực dồi dào, và nhứt là đạt được một thần lực hay một năng lực huyền diệu mà một người thường khơng thể có được.

Tồn thần: Hay định thần là rèn luyện cho tâm hồn tỉnh thức, an ổn và tiêu trừ hết mọi thất tình lục dục, khơng để cho ngoại vật chi phối, rồi sau đó thu nhiếp tư tưởng vào một đối tượng không cho tán loạn. Khi tâm vắng lặng, các phiền não dần dần lắng xuống, làm lóng sạch cái tâm vọng tưởng của mình được sáng tỏ mạnh mẽ quán chiếu nhìn thấy sự vật như thật. Thần có định mới phát sinh trí tuệ, minh tâm kiến tánh, phá trừ được vô minh mê hoặc.

Ngồi ra, dâng Tam bửu cịn được thể hiện tinh thần phụng sự vạn linh bằng lời nguyện dâng trọn cả thể xác, chơn thần và linh hồn cho Đức Chí Tơn để làm tơi tớ cho vạn linh, như lời của Đức Hộ Pháp đã dạy: “Đức Chí Tơn biểu chúng ta không phải là chúng ta, mà chúng ta không phải là chúng ta thì quả kiếp ấy khơng phải là của chúng ta, tức nhiên ta đã đoạt cơ giải thốt”.

Khi thuyết về Hành pháp mỗi khi vơ cúng Đàn, Đức Hộ Pháp có giải thích như sau: “Đang khi dâng bơng, cả thảy hình thể con cái của Chí Tơn tức là Thánh thể của Ngài, trụ

80 Tập San Thế Đạo 168

hết xác Thánh đó dâng cho Ngài đặng Ngài làm phương cứu thế. Đó là dâng bơng.

Tới dâng rượu, cả thảy, khi dứt câu kinh, nín lặng hết, Bần Đạo vận dụng trí não tinh thần, đem đức tin của cả thảy dâng vào Bát Quái Đài.

Tới dâng trà, là dâng cả linh hồn cho Chí Tơn. Bần Đạo để cả tinh thần trụ lại, đem linh hồn của con cái Chí Tơn dâng cho Ngài”.

Về cách cầu nguyện khi dâng Tam bửu cúng Đức Chí Tơn và Phật Mẫu, Đức Hộ Pháp cũng có dạy như sau:

- Khi thài Dâng Hoa thì ta cầu nguyện: “Con xin dâng mảnh hình hài của con cho Chí Tơn dùng phương nào thì dùng”. - Khi thài Dâng Ruợu thì ta cầu nguyện: “Con xin dâng cả trí thức tinh thần của con cho Chí Tơn dùng phương nào thì dùng”.

- Khi thài Dâng Trà thì ta cầu nguyện: “Con xin dâng cả linh hồn con cho Chí Tơn dùng phương nào thì dùng”. Ở câu này, ta có thể gộp chung nguyện một lần như vầy: “Cả Linh hồn, Cả Trí não, cả Hình hài, Thầy đào tạo, đó là của Thầy thì do quyền hành độc đốn của Thầy định”.

III/ KINH VĂN

1.- BÀI DÂNG HOA Từ bi giá ngự rạng môn thiền, Từ bi giá ngự rạng môn thiền,

Năm sắc hoa tươi xin kỉnh lễ,

Cúi mong Thượng Đế rưới Ân Thiên.

2.- BÀI DÂNG RƯỢU

Thiên Ân huệ chiếu giáng thiền minh,

Thành kỉnh trường xuân chước tửu quỳnh. Lạc hứng khấu cung giai miễn lễ,

Thoát tai bá tánh ngưỡng Ân sinh.

3.- BÀI DÂNG TRÀ

Mai xuân nguyệt cúc vị trà hương,

Kỉnh lễ thành tâm hiến bửu tương.

Ngưỡng vọng Từ Bi gia tế phước, Khai minh Đại Đạo hộ thanh bường.

IV/ VIẾT RA HÁN TỰ: (二) 獻 仙 酒

Một phần của tài liệu TS80 (Trang 168 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)