DÂNG TAM BỬU

Một phần của tài liệu TS80 (Trang 164 - 166)

D- Quyền lợi Hội viên:

10. “Phật bản Nho hề Đạo diệc Nho” phán ngôn cuối cùng về hội nhập Tam giáo

DÂNG TAM BỬU

Trời đất tạo nên vạn vật hữu hình đều do ba thể: Vật thể, Khí thể và Thần thể. Ba thể được gọi là Tam bửu 三 寶 (Ba báu). Trời có Tam bửu là Nhật 日, Nguyệt 月, Tinh 星. Đất có Tam bửu là Thủy 水, Hỏa 火, Phong 風. Người có Tam bửu là

Tinh 精, Khí 氣, Thần 神.

Tam bửu Tinh, Khí, Thần là ba món báu tạo nên tinh thần, thể xác của con người.

TINH: Là một chất nước rất tinh anh của nhục thể. Nhờ có tinh, con người mới có sức lực, tạo ra nịi giống, và nhứt là người tu nếu biết bảo tinh thì có thể tạo ra đệ nhị xác thân hay tượng hình Linh thể đắc Đạo.

Vật thực như ngũ cốc, hoa quả nuôi sống con người bằng cách sinh tinh hóa huyết. Nếu vì tư tưởng dục tình, tinh bị trót lọt ra ngồi theo dịng thuận chuyển để nảy sanh nòi giống; cịn nếu tinh chưa bị dục niệm thì là phần trong sạch gọi là ngươn tinh, người tu sẽ luyện tinh này theo nghịch chuyển để hóa ra khí rồi hiệp với thần mà ngưng kết thành nhị xác thân.

Nói cách khác, tinh là hình hài, thể xác của con người được tượng trưng bằng hoa.

KHÍ: Là chất sinh để bảo tồn sự sống, gọi là sinh khí, cũng là nguồn sinh lực của con người. Nguyên khí này nếu ở ngồi là thanh khí, thuộc khí tiên thiên từ khí hư vơ của Trời

đất, qua sự hô hấp, đi vào phổi để lưu thơng huyết mạch, nên khí này bị nhiễm lấy vật chất xác phàm mà hóa ra trược khí, hay khí hậu thiên. Hễ khí này mạnh thì thân thể cường tráng, hễ khí yếu thì thân thể suy nhược.

Khí là Chơn thần của con người, được tượng trưng bằng ruợu.

THẦN: Là phần chủ tể của con người, là điểm linh của Trời phú cho mà Đạo Cao Đài gọi là Tiểu linh quang hay Thiên tánh. Thần cũng là phần rất thiêng liêng, cai quản phần trí não, là linh hồn của con người mà bên Phật gọi Bản lai diện mục, Chơn như Phật tánh. Thần thường ở tại mắt (Thần cư tại nhãn), chính vì thế mà người tu luyện cao thâm, đôi mắt rất tinh anh và sáng quắc.

Thần là Chơn linh của con người được tượng trưng bằng trà. Theo Đạo học, Tinh của hậu thiên nhờ khí tiên thiên đủ mà sinh tinh, bởi khí có thể hóa thủy. Khí tiên thiên nhờ Tinh hậu thiên thịnh mà dưỡng khí, bởi tinh có thể hóa khí. Thần hậu thiên nhờ khí tiên thiên sung mà ni thần, bởi khí tiên thiên có thể hóa thần. Như vậy, người tu phải bảo tinh, dưỡng khí, và tồn thần.

Tóm lại, người tu hành muốn được siêu phàm nhập Thánh thì phải biết luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần huờn hư, tức là luyện ba báu đó hiệp lại làm một điểm linh quang rồi hiệp một với khối Đại linh quang của Tạo Hóa mà đắc Đạo.

Người luyện Đạo phải ăn chay để tinh huyết trong sạch, như lời Đức Chí Tơn đã giải thích: “Mỗi kẻ phàm dưới thế này

80 Tập San Thế Đạo 164

đều có hai xác thân, một phàm gọi là Corporel, còn một thiêng liêng gọi là Spirituel, mà cái thiêng liêng đó do cái xác phàm mà ra, nên gọi là bán hữu hình vì nó có thể thấy đặng. Cái xác vơ hình huyền diệu thiêng liêng ấy do nơi Tinh Khí Thần mà luyện thành, nó nhẹ nhàng hơn khơng khí, nơi xác phàm xuất ra thì lấy hình ảnh của xác phàm như khn in rập.

Cịn khi đắc Đạo mà có Tinh Khí khơng có Thần thì khơng thể nhập mà hằng sống đặng. Cịn có Thần mà khơng có Tinh Khí thì khó huờn đặng nhị xác thân. Vậy ba món báu ấy phải hiệp mới đặng. Nó vẫn là chất tức hiệp với khơng khí Tiên thiên, mà trong khí Tiên thiên thì hằng có điển quang. Cái Chơn thần buộc phải tinh tấn, trong sạch mới nhẹ nhàng hơn khơng khí, ra khỏi ngồi Càn khơn đặng, nó phải có bổn nguyên chí Thánh, chí Tiên, chí Phật mới xuất Thánh Tiên Phật đặng. Phải có một thân phàm tinh khiết mới xuất chơn thần tinh khiết. Nếu các con cịn ăn mặn luyện Đạo, rủi có ấn chứng thì làm sao giải tán cho đặng, rủi bị huờn thì đến khi đắc Đạo cái trược khí ấy vẫn cịn, mà trược khí thì lại là vật chất tiếp điển thì chưa ra khỏi lằn khơng khí đã bị sét đánh tiêu diệt. Cịn như biết khơn ẩn nấp tại thế, mà làm một bậc nhơn Tiên thì kiếp đọa trần cũng chưa mãn. Vậy Thầy buộc các con trường trai mới luyện Đạo đặng”.

Một phần của tài liệu TS80 (Trang 164 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)