D- Quyền lợi Hội viên:
9. Phê phán quan điểm lấy phân biệt Hoa-Di để bài Phật
y Phật. Hàn Dũ từng viết văn chỉ trích đạo Phật, sau quy y Phật mà suốt đời vẫn không hổ là bậc danh Nho…
9. Phê phán quan điểm lấy phân biệt Hoa-Di để bài Phật Phật
Vấn đề Hoa-Di (Di-Hạ) trong tranh luận về quan hệ Nho- Phật, thái độ bài Phật là một vấn đề lớn trong lịch sử tương quan Tam giáo. Trong việc bài xích Phật giáo, phần quan trọng chưa phải ở giáo lý, ở tư tưởng mà vì một sự kỳ thị văn hóa, tức quan điểm Hoa-Di vốn tồn tại rất nặng nề trong văn hóa tư tưởng Trung Quốc. Sự kỳ thị này là chỗ dựa tinh thần, chỗ dựa tâm lý và văn hóa để những người bài xích Phật giáo khai thác, khuếch đại. Giai đoạn Tống mạt-Tề sơ, từng diễn ra trào lưu bài xích Phật giáo rất mạnh mẽ mà vấn
đề tranh luận và tư tưởng trung tâm lại chính là vấn đề Hoa- Di. Trong các tranh biện này, đương nhiên, Nho, Đạo văn hóa bản địa được nhìn nhận là đại diện cho văn hóa Hoa Hạ, cịn Phật giáo ngoại lai Tây truyền liệt vào văn hóa Di Địch, bị xem thường bài bác…
Dấu hiệu của các đại diện Nho, Đạo khai thác để bài xích Phật giáo chính là nguồn gốc xa xơi ngồi Trung Quốc (cứ ngoài Trung Quốc đã bị coi là man di); thứ nữa là sự khác biệt về chữ viết, tiếng nói, ngơn ngữ dùng để soạn kinh điển. Các tiếng nói và chữ viết khác người Hán đều bị nhìn nhận là Di.
“Bỉ Tu Di sơn túc, hữ tứ thiên hạ kỳ nhất viết: Đông Thắng Thần châu, kỳ nhị viết: Tây Ngưu Hóa châu, kỳ tam viết Nam Thiệm Bộ Châu, kỳ tứ viết: Bắc Câu Lư châu, cộng thử sa bà thế giới. Tây thiên chi cương vực dữ Chấn Đán chi đề phong, giai tại Mân Quế Càn Khôn chi nội. Nhật Nguyệt đồng chi chiếu lâm, sơn xuyên đồng kỳ lưu trì, huống Tây Trúc chi cảnh, vô đồng vô hạ, bất nhiệt bất hàn, đăc thiên hạ trung hịa chi chính khí. Tích Tấn tăng Pháp Hiển, tự Trường An nhi tây, lục niên thủy chí Phật độ, kiến kinh thư giới luật tăng chúng uy nghiêm, chiếp hân mộ y, nguyện lai thế thử thân vật phục thụ sinh biên địa. Dĩ nhược tư ngôn, thục vi Trung Quốc, thục vi Di Địch hồ?” (Trịnh Tuệ 1744:
11).
(Dưới chân núi Tu Di có bốn thiên hạ, thứ nhất có tên là Đơng Thắng Thần châu; thứ nhì có tên là Tây Ngưu Hóa châu; thứ ba có tên là Nam Thiệm Bộ châu; thứ tư là Bắc Câu Lư châu, gộp lại là cả Sa bà thế giới, cùng là cương vực của Tây Thiên, cùng với nước Chấn Đán, đều là trong
80 Tập San Thế Đạo 156
khoảng trời đất cả. Lại cũng đều là trong khoảng càn khôn Mân Quế được mặt trăng mặt trời cùng soi chiếu, cùng một dịng sơng mạch núi cả, huống hồ cõi Tây Trúc khơng phân mùa đơng mùa hạ khơng nóng khơng lạnh, được chính khí của trung hịa trời đất. Xưa tăng Pháp Hiển9đời nhà Tấn từ Trường An mà đi về phía Tây, mất 6 năm mới tới được Phật quốc, thấy kinh thư giới luật, tăng chúng uy nghiêm, bèn mừng vui khôn xiết, nguyện kiếp sau không tái sinh ở đất biên viễn (chỉ Tràng An Trung Quốc). Theo những lời này thì đâu là Trung Quốc, đâu là Di Địch đây?).
9- Sư Pháp Hiển người Vũ Dương, họ Cung. Năm Kỷ Hợi niên hiệu Hoằng Thủy nhà Tần, sư cùng bạn đồng học đi về phía Tây tới nước Phật, sáu năm mới tới nơi. Sư lưu lại học tập kinh luật và tiếng Phạn. Khi trở về cũng phải mất 3 năm mới tới Tràng An. Sau sư tu ở chùa Đạo Tràng, dịch kinh, luật, sau tịch ở chùa Tân thuộc Kinh Châu, hưởng thọ 86 tuổi.
Trạng nguyên TRỊNH TUỆ
Trịnh Tuệ (nhiều sách gọi là Trịnh Huệ, tên hiệu là Cúc Lam; 1701–?) là trạng nguyên trong lịch sử Việt Nam. Ông quê ở Biện Thượng (nay thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), trú quán tại xã Bất Quần (nay là xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa). Ơng đỗ trạng ngun khoa Bính Thìn – Vĩnh Hựu 2 (tức năm 1736), đời Lê Ý Tơng. Ơng là trạng ngun cuối cùng của lịch sử khoa cử Nho giáo Việt Nam. Ông từng làm Tham tụng, Thượng thư bộ Hình, Quốc tử giám tế tửu (hiệu trưởng). Khi mất được phong Hữu thị lang
Đoạn nghị luận trên, Trịnh Tuệ dựa vào các tài liệu cổ thư tịch ghi chép địa lý của Trung Quốc và ngôn luận của các đại sư Trung Quốc để phê phán quan điểm của người Trung Quốc cho rằng Trung Quốc là Trung Nguyên, là Hoa hạ trung tâm của trời đất là văn minh còn bốn phương là Di Địch. Nếu dịch chuyển góc nhìn, lấy trung tâm Phật giáo Ấn Độ làm trung tâm thì Trung Quốc cũng chỉ là biên viễn man di về văn hóa Phật giáo. Trịnh Tuệ phê phán quan điểm địa lý và kỳ thị văn hóa để bài xích Phật giáo, một xu hướng đã từng tồn tại và ảnh hưởng khá mạnh tại Trung Quốc từ khoảng Ngụy Tấn cho tới tận Đường Tống.
“Nhược phù! thanh âm tự nghĩa chi kỳ, tắc do phong khí thổ địa chỉ sử nhiên. Cái tứ phương chi âm hữu tự hầu thiệt, xỉ thiệt, hữu tự trần thiệt ngạc thiệt, cố kỳ đại tiểu thanh cao hạ phản thiết bất dung nhất thể tương tự huống kinh văn chú ngữ nãi Phật dữ Phật thuyết, phi phàm nhân chi sở năng giải” (Trịnh Tuệ 1744: 12).
(Phàm là, thanh âm nghĩa của từ ngữ khác nhau, đều do thủy thổ phong khí khác nhau mà tạo nên vậy. Tiếng nói của bốn phương có âm họng lưỡi, âm răng lưỡi, âm.
Như trên đã trình bày, trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, đã từng diễn ra những làn sóng bài Phật xuất phát từ tư tưởng kỳ thị văn hóa và tơn giáo. Người Trung Quốc vốn coi mình là Hoa Hạ, mọi chữ viết, tiếng nói khác Hoa Hạ (Hán) đều là man di. Trịnh Tuệ chứng minh sự khác biệt tiếng nói và chữ viết không thể là căn cứ để coi Phật giáo là thuộc văn hóa Man Di được.