Lấy chỗ dựa từ kinh điển

Một phần của tài liệu TS80 (Trang 151 - 154)

D- Quyền lợi Hội viên:

7. Lấy chỗ dựa từ kinh điển

Trịnh Tuệ tìm kiếm những nội dung trong kinh điển của Tam giáo để luận chứng rằng, trong kinh điển của Tam giáo vốn hàm chứa những nguyên lý cho sự hội nhập Tam giáo, ở đó có những tư tưởng chung, rằng các vị sáng giáo của ba giáo cũng chưa hề có phê phán lẫn nhau, việc phê phán quả là sai

80 Tập San Thế Đạo 150

lầm của hậu thế mà thôi. Kinh điển vốn thiêng liêng và vốn có sức thuyết phục với người tu hành của cả Tam giáo, vì thế quan điểm này của tác giả tỏ ra có sức thuyết phục và là khâu quan trọng của việc biện luận hội nhập Tam giáo. Trịnh Tuệ lập luận:

“Đại học chi truyện viết: Minh minh đức, thân dân, chỉ ư chí thiện. Phật kinh viết Kim cương Bát nhã ba la mật, viết Bồ đề viết Bồ tát đỏa, viết Ma ha tát, viết Ma ha tát. Kỳ hữu bội trì hồ.

Mạnh tử viết: Quân tử thân nhân, nhi nhân dân. Nhân dân nhi di vật, hữu viết: Quân tử chi ư cầm thú dã, văn kỳ thanh bất nhẫn thực kỳ nhục. Đạo kinh tắc viết: Côn trùng thảo mộc do bất khả thương, hựu giới phù điền huyệt phúc sào, thương thai phát noãn xạ trục tẩu, phát chập kinh thê kỳ ý hữu thù lệ hồ?” (…)

Đoạn trên chứng minh kinh điển của Tam giáo đều khuyến thiện trừng ác, sửa đức chăn dân, thân nhân ái vật. Phật giáo phổ độ chúng sinh, đạo giáo chủ trương không làm phương hại tới công trùng thảo mộc…Vẫn là việc dẫn dụ kinh điển chứng minh cho việc Tam giáo quy hồi nhân tâm hướng thiện đã trình bày ở trên.

Trịnh Tuệ dẫn dụ kinh Dịch, cho rằng Dịch của Nho gia đã chủ trương khuyến thiện trừng ác:

“Dịch viết: Tích thiện chi gia, tất hữu dư khương. Tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương” (Trịnh Tuệ 1744: 8).

(Kinh Dịch có nói: Nhà làm điềm thiện, ắt điềm lành có thừa. Làm điều bất thiện, tất có thừa tai ương).

Cịn trong kinh Phật đã lưu ý dạy người hiếu đễ trung tín:

“Địa Tạng lễ Phật nhi mẫu thốt trầm ln. Mục Liên cứu mẫu hoạch sinh Tịnh độ. Tha như Báo ân, Niết bàn đẳng kinh, giai dĩ từ nhân trung hiếu, hiếu thuận phụ mẫu vi ngôn, nhị vị chi bất trung bất hiếu khả hồ. Thiên địa chi gia, duy cảm ứng vị thậm tốc” (Trịnh Tuệ 1744: 8).

(Đức Địa Tạng lễ Phật mà mẹ khỏi trầm luân….)

Trịnh Tuệ cũng giải thích lại, phê phán những chỗ hiểu sai, dẫn sai kinh điển, trong đó nổi bật nhất là mệnh đề: “Công

hồ dị đoan, tư hại dã dĩ” trong sách Luận ngữ:

“Phù Khổng tử chi xích dị đoan8, tịch tà thuyết dã, phi dĩ Phật vi dị đoan dã. Mạnh tử chi cự Dương Mặc phóng dâm từ dã, phi dĩ Phật vi dị đoan dã. Dĩ Khổng thánh Mạnh hiền nhi vất văn phỉ báng” (Trịnh Tuệ 1744: 12).

(Khổng tử bài xích dị đoan, phê phán tài thuyết, dị đoan đó 8- Nguyên văn lời Khổng tử trong thiên Vi Chính, sách Luận

ngữ là “Công hồ dị đoan, tư hại dã dĩ (攻乎异端,斯害也 已), câu này với tất cả tính lịch sử và lơgic của nó thì dị đoan ở đây khơng phải là các học phái khác, và cũng không phải phải dịch là: “Cần cơng kích loại trừ các học phái khác vì chúng rất có hại”, mà nên hiểu theo nghĩa diễn dịch là “khơng nên dồn tâm trí, sức lực vào những nội dung, những tri thức khơng phục vụ cho việc học tâm tính đạo đức, cần chuyên tâm nhất trí, nếu khơng thì sẽ khơng có lợi cho việc học”. Thời Khổng tử, các học phái đã bắt đầu hình thành,

nhưng chưa có cục thế cạnh tranh như thời Chiến Quốc. Việc giải thích Cơng hồ dị đoan, dị đoan chỉ các học phái khác là việc của hậu Nho cố ý giải thích khác.

80 Tập San Thế Đạo 152

không phải nhằm vào Phật giáo. Mạnh tử chống những lời bng khơng chính đính của Dương Mặc, cũng không phải cho Phật là dị đoan. Chưa từng nghe Khổng Mạnh có phỉ báng Phật vậy).

Về phương diện Khổng Mạnh chưa từng phê phán Phật giáo, chưa từng coi Phật giáo là dị đoan thì điều đó là hồn tồn đúng, vì thời Khổng tử và cả thời Mạnh tử Phật giáo còn chưa truyền vào Trung Quốc, các vị đại Nho đó cịn chưa biết tới một đối thủ tư tưởng cực lớn sẽ làm thay đổi cả Nho gia và đời sống tinh thần Trung Quốc mấy thế kỷ về sau. Tuy nhiên cũng cần hiểu ý Khổng Mạnh phê phán dị đoan tà thuyết tức đứng trên quan điểm cho chỉ Nho gia mới là chính đạo, tất cả mối khác khơng phải Nho gia đều là dị đoan. Sự khai thác chỗ dựa rằng Trong kinh điển Khổng Mạnh chưa từng phê phán Phật vừa là một cố gắng tìm kiếm chỗ dựa tư tưởng để loại trừ quan niệm về sự khác biệt giữa Tam giáo, bài xích Phật giáo, nhưng phần quan trọng nữa cũng cho thấy, đối tượng để biện luận, đối thoại và nhằm điều chỉnh phần quan trọng nhất chính là Nhà Nho. Trong lịch sử phê Phật chủ yếu cũng là xuất phát từ Nho gia, từ dẫn chứng lịch sử các nhân vật cũng như cách dẫn tư liệu, tìm chỗ dựa và bằng chứng, đối thoại với nhà Nho vẫn được xem là đối tượng chính của phát ngơn này.

Một phần của tài liệu TS80 (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)