Khái quát về xãĐồng Sơn – huyện Nam Trực –tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa phở cồ nam định (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng sơn – huyện nam trực – tỉnh nam định) (Trang 27 - 30)

7. Bố cục của đề tài

2.1. Khái quát về xãĐồng Sơn – huyện Nam Trực –tỉnh Nam Định

2.1.1. Vị trí địa lý

Xã Đồng Sơn nằm ở phía Nam huyện Nam Trực, cách Thị trấn Nam Giang - Trung tâm chính trị, kinh tế - văn hố của huyện khoảng 4km; cách Thành phố Nam Định 8km về phía Bắc, cảng Thịnh Long - Hải Hậu 18km về phía Nam.

- Phía Đơng giáp với xã Bình Minh,

- Phía Tây giáp xã với Nghĩa Đồng của huyện Nghĩa Hưng.

- Phía Nam giáp xã Nam Thái, phía Bắc giáp xã Nam Dương. Trung tâm chính trị, kinh tế - văn hố nằm trên địa phận thơn Giao Cù Trung giáp với Tỉnh lộ 490C.

Diện tích đất tự nhiên tại xã Đồng sơn là 1491,2 ha; trong đó đất nơng nghiệp chiếm 1.110 ha, đất phi nông nghiệp chiếm 365,02 ha, đất chưa sử dụng 16,18 ha. Dân số trên 18 nghìn người với 11 thơn, làng cổ (22 xóm theo quyết định của UBND tỉnh Nam Định).

Có Tỉnh lộ 490C chạy xuyên trung tâm xã khoảng 5,2km. Từ Đơng sang Tây có 2 tuyến đường là Tỉnh lộ 487 và đường Trắng chạy song song (tiếp nối từ quốc lộ 21 đến Tỉnh lộ 490C và Quốc lộ 37B) giao cắt với tỉnh lộ 490C tại 2 điểm Bắc và Nam thôn Giao Cù. Với những lợi thế về địa lý, giao thông khu vực ngã tư Giao Cù đã trở thành địa bàn chiến lược trong phát triển kinh tế của huyện Nam Trực.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế

Đồng Sơn là một xã có diện tích lớn, dân số đơng với các khu dân cư tập trung; diện tích đất nơng nghiệp chiếm lên tới 1.210 ha (số liệu năm 2018), tập trung chủ yếu ở vùng phía Nam giáp với Tỉnh lộ 490C, Tỉnh lộ 487 và đường Trắng, được tưới tiêu bằng hệ thống sông ngịi, kênh mương hồn

chỉnh (lấy nước từ sông Hồng và sông Đào tiêu nước xuống sông Ninh Cơ) nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; điểm nổi bật trong nông nghiệp của xã là xây dựng được cánh đồng mẫu lớn và sản xuất nông sản và chế biến các nơng sản bên cạnh đó cịn có các mảng phụ và cơng nghiệp kéo theo.

Xã Đồng Sơn xưa là một vùng quê nghèo hoạt động sản xuất hầu như chưa có điều kiện để phát triển do trình độ dân trí lúc đó cịn thấp nên hoạt động sản xuất nơng nghiệp là chính, cơng nghiệp chưa phát triển nên cuộc sống của cư dân nơi đây còn vất vả, cực nhọc, từ sau năm 1945. Nền kinh tế của xã tương đối đa dạng hóa hơn và chia rõ ra làm 3 phân khúc chính:

Thứ nhất về nơng nghiệp: Nghề sống chính của xã Đồng Sơn là nông

nghiệp năm này qua năm khác, đời sống hàng ngày đều phải trông chờ vào sản phẩm nông nghiệp như: (lúa gạo, ngô khoai, sắn, đậu đỗ...) kéo theo đó là địa hình canh tác thuận lợi, đất đai màu mỡ, mưa thuận gió hịa nên năng suất lúa và hoa màu được tăng cao.

Thứ hai về nghề thứ chính: Như trước đây cho đến bây giờ thì người dân xã Đồng Sơn đã quen với việc đồng ruộng cho nên sau mùa vụ sẽ tập trung vào làm chế biến các sản phẩm từ lúa gạo. Cả làng trước đây có khoảng 15 đến 20 hộ gia đình làm nghề tráng bánh phở phục vụ cho người dân trong làng cũng như các nơi khác, quy mơ thì thuộc loại vừa làm nông nghiệp vừa mở xưởng sản xuất bánh phở, tự quản lý các khâu từ đầu vào cho đến tiêu thụ. Do trình độ xưa kia chưa có máy và cơng nghệ hiện đại nhiều nên công việc này hầu như là dựa vào sức lao động của con người.

Thứ ba về công nghiệp: Hiện nay ở xã Đồng Sơn có rất nhiều nguồn doanh thu khác nhau từ sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của tồn xã. Tính đến tháng 1 năm 2022, tồn xã có trên 20 doanh nghiệp vừa và nhỏ và hầu như là hộ doanh nghiệp gia đình trực tiếp sản xuất các loại mặt hàng gia công, đồ dùng. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 18 triệu đồng/ người/ năm. Với gần 1000 nghìn hộ dân, Đồng sơn hiện chỉ có một số ít hộ có nghề chính là nơng nghiệp. Một loạt các doanh nghiệp mới đã ra đời mà

những người đứng đầu của các doanh nghiệp này lại rất trẻ. Chính vì thế ngành cơng nghiệp ở tại đây cũng đang trên đà phát triển rất mạnh để cùng hội nhập với toàn tỉnh, toàn nước trong bối cảnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

2.1.3. Đặc điểm xã hội

Đồng sơn một làng quê nghèo không mấy phát triển thì ngày nay đã vươn mình mạnh mẽ trở thành một xã có dáng dấp của một khu đơ thị thu nhỏ với rất nhiều sự thay đổi về cả mặt con người, tri thức, văn hóa,…. Và theo nhịp sống của hiện đại xã Đồng Sơn luôn vươn lên là một điểm sáng có truyền thống về món Phở Cồ chứ danh cả nước.

Nơi vào cũng vậy, nơi nào cũng thế chúng ta luôn luôn phải biết được nơi chúng ta đang sinh sống, hoạt động và làm việc có nguồn gốc từ đâu, thân thế ra sao thì tại xã Đồng Sơn cũng vậy.

Nguồn gốc Xã Đồng Sơn được hình thành trên hầu hết phần đất cũ của tổng Sa Lung thuộc huyện Nam chân (sau này đổi thành huyện Nam Trực cho đến ngày nay). Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 hàng loạt các xã mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập các làng, xã, thơn xóm cũ. Các xã như: Tây Lạc, Hà Liễu, Đồng Lạc và thôn Thượng Đồng của tổng Sa Lung với xã Phú Thọ của tổng Bái Dương và xã Phù Ngọc của tổng Duyên Hưng thành lập và được xã mới lấy tên là Đồng Lạc. Các xã Yên Lung, Giao Cù, Vân Lung, Dương Độ, Sa Lung của tổng Sa Lung thành lập xã mới lấy tên là Bắc Sơn.

Ngày 15/10/1952 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 224 - TTg đổi tên 15 xã trong huyện. Cùng với thời điểm năm 1945 thì cũng hình thành một số thơn mới. Tách thơn Giao Cù thành Giao Cù Thượng và Giao Cù Trung. Ngày 21/08/1971 hợp nhất hai xã Nam Thành và Nam Thượng thành xã Bắc Sơn. Ngày 23/09/1976 hợp nhất hai xã Nam Đồng và Bắc Sơn thành xã Đồng Sơn như ngày nay.

nhọc rất nhiều, một nghề đổ mồ hôi sơi nước mắt, song từ những cực nhọc đó mà đã làm cho xã Đồng sơn nói riêng cũng như dịng họ Cồ nói chung thực sự thốt nghèo, thay ra đổi thịt, để có được cuộc sống nhàn hạ và sung túc hơn như ngày hôm nay. phở Cồ đã xuất hiện từ những năm 1925 (đến nay đã được 95 năm) . Người dân xã Đồng Sơn có những đặc điểm vốn có rất chung so với cả nước đó chính là từ làng quê nghèo nên họ ln có những đặc tính rất riêng: Cần cù, chịu thương, chịu khó, thức khuya dậy sớm với nghề phở và hơn cả là cái tính niềm nở, nhiệt tình đối với tất cả mọi người. Do tính chất của nghề phở, người dân nơi đây ln có trạng thái vui tươi, giao lưu, tiếp xúc, rất tốt với mọi tầng lớp sang trọng có, bình dân có,….Bởi vậy trong giao tiếp, tiếp xúc với khách hàng nói chung và các mối quan hệ xã hội khác, họ ln ln nhiệt tình, khối tính và thể hiện lịng mến khách, nên phở Cồ nơi đây thu hút được rất nhiều người. Không chịu sống trong khổ cực, lam lũ với đồng ruộng mà người dân đã vươn mình mạnh mẽ đến rất nhiều nơi với thương hiệu phở Cồ. Cũng một phần do tính chất nghề và do hoàn cảnh cho nên nghề phở Cồ được xuất hiện rất nhiều nơi trên bản đồ hình chữ S (Việt Nam) do nghèo đói họ phải tha phương cầu thực ở mọi nơi với bí quyết gia truyền nghề phở của mình.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa phở cồ nam định (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng sơn – huyện nam trực – tỉnh nam định) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)