7. Bố cục của đề tài
3.2. Đề xuất một số giải pháp
3.2.3. Giải pháp nâng cao nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa củaphở
Hiện nay trên địa bàn xã Đồng Sơn có tổng 30 hộ gia đình là truyền nhân nghề phở Cồ chính gốc. Người trực tiếp làm nghề tại các cửa hàng phở và phát triển danh tiếng của phở Cồ hiện nay chính là chủ nhà hàng, cửa hàng tư nhân.
Về nhân lực lãnh đạo: Đội ngũ các chủ quán, truyền nhân có nhiều kinh nghiệm trong chế biến và nấu phở. Hiện nay trên địa bàn xã Đồng Sơn có khoảng 30 hộ gia đình kinh doanh cũng như phát triển nghề phở.
Về nguồn lực lao động: Đồng Sơn cịn có nguồn lao động khá dồi dào, nhân dân cần cù lao động, sáng tạo. Nghề nấu phở Cồ truyền thống ở xã Đồng Sơn – huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định được truyền nghề theo phương pháp truyền theo kinh nghiệm từ các nghệ nhân cao tuổi, theo phương pháp cha truyền con nối, cầm tay chỉ việc, hoặc người cũ dạy thợ mới. Đối với những người mới vào nghề chỉ cần sáu tháng đến một năm là có thể tự tay chế biến và nấu ra được công thức chuẩn của phở Cồ.
Ngoài ra trong bối cảnh hội nhập với sự cạnh tranh mạnh mẽ, thì việc đào tạo và tạo ra những lứa truyền nhân là điều vô cùng cần thiết.
Thứ nhất, cần hồn thiện các chính sách đào tạo và truyền nghề thành một hệ thống. Hình thức đào tạo và nâng cao tay nghề.
Thứ hai, thay đổi nội dung trong cách thức truyền nghề cũng như dạy các truyền nhân nấu phở để nâng cao trình độ hợp với thời đại.
Thứ ba, tích cực ứng dụng thành tựu khoa học – cơng nghệ hiện đại vào quá trình đào tạo.
Thứ tư, phối hợp kết hợp phương pháp trao truyền theo kinh nghiệm của các truyền nhân cao tuổi ở địa phương xã Đồng Sơn để tạo ra những lứa truyền nhân chất lượng.
3.2.4. Giải pháp áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động phát triển giá trị phở Cồ xã Đồng Sơn – huyện Nam Trực.