Giải pháp nâng cao công tác nghiên cứu định hướng phát triển các giá trị

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa phở cồ nam định (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng sơn – huyện nam trực – tỉnh nam định) (Trang 55 - 72)

7. Bố cục của đề tài

3.2. Đề xuất một số giải pháp

3.2.6. Giải pháp nâng cao công tác nghiên cứu định hướng phát triển các giá trị

Nghề phở Cồ có tính truyền thống lâu đời nên UBND huyện Nam Trực đã có chủ trương xây dựng thương hiệu cho phở Cồ. Trong Quy hoạch phát triển thương hiệu phở Cồ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cũng xác định các phương hướng phát triển cho hình ảnh thương hiệu của phở Cồ. Chào đón thu hút các nhà đầu tư đến với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để tiếp tục phát huy các thế mạnh của phở Cồ.

Định hướng và đưa ra các giải pháp phát triển ngành nghề nông thôn, nghề tại địa phương:

Phát triển nghề phở phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững. Phát triển nghề phở Cồ truyền thống phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; phát huy giá trị văn hóa, nâng cao giá trị sản phẩm.

Bảo tồn và phát triển nghề phở Cồ, trên cơ sở bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa, tập quán của từng địa phương gắn với q trình cơng nghiệp hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn; đẩy mạnh đầu tư tăng năng lực cạnh tranh; kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ cổ truyền và công nghệ hiện đại để tạo được một bát phở Cồ vừa truyền thống nhưng phải tinh xảo vừa hiện đại mang tính thương mại cao.

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3, tác giả đề tài đã phân tích những thuận lợi, cơ hội để phát triển các giá trị văn hóa phở Cồ Nam Định cũng như phân tích những khó khăn thách thức mà phở Cồ đang gặp phải, nhất là thách thức trong công tác bảo tồn và phát huy giá giá trị văn hóa phở Cồ. Từ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp: Giải pháp tuyên truyền quảng bá các giá trị văn hóa của phở Cồ đến với thế hệ trẻ; Giải pháp nâng cao tiềm năng khai thác các giá của phở Cồ gắn liền với phát triển du lịch; Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực văn hóa.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở hệ thống hóa lại các lý thuyết về giá trị văn hóa ẩm thực, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phở Cồ tác giả đi sâu nhận diện các giá trị văn hóa của phở Cồ cũng như mơ tả, phân tích nội dung cơng tác bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa phở Cồ - xã Đồng Sơn – huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định, tác giả rút ra những kết luận và nhìn nhận như sau:

Huyện Nam Trực là trung tâm kinh tế văn hóa lớn nhất nhì tỉnh Nam Định, đang ngày càng đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc. Phở Cồ Nam Định là sự kết tinh các giá trị ẩm thực độc đáo của vùng đất Thành Nam, là sự giao thoa giữa nhiều nền ẩm thực khác nhau. Sự giao thoa ấy không hề làm mất đi giá trị truyền thống vốn có mà cịn giúp cho văn hóa ẩm thực Nam Định ngày càng tinh tế và hấp dẫn hơn trong mắt mọi người.

Phở Cồ của Nam Định có được thành quả như ngày hơm nay là cả một quá trình, nhờ biết bao mồ hôi, công sức của các nghệ nhân, những người đầu bếp đã giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa , các nét đẹp của phở, phở Cồ tuy bình dị, đơn sơ nhưng lại có thể đại diện cho cả một vùng đất mang đậm các dấu ấn về văn hóa khi nhắc về mảnh đất Nam Trực thân thương này. Chúng ta cần phải biết bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp đó.

Trong xu thế phát triển chung của tỉnh Nam Định, huyện Nam Trực đang từng bước đưa những nét giá trị văn hóa của phở Cồ thành “Ngành

cơng nghiệp khơng khói”. Đó chính là những dấu hiệu cho thấy phở Cồ Nam

Định nói riêng đã sẵn sàng để góp sức cho sự phát triển toàn diện của tỉnh Nam Định và của đất nước trong tương lai.

Nhìn chung: Phở Cồ - xã Đồng Sơn – huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định từ khi hình thành cho đến nay có rất nhiều tiềm năng và thách thức. Người dân xã Đồng Sơn nói riêng và trong tồn huyện Nam Trực nói chung cần phải phát huy hơn nữa những tiềm năng sẵn có để đưa phở Cồ ngày càng phát triển thịnh vượng, làm nổi bật lên được các giá trị đặc biệt thuần túy của

phơt Cồ. Đồng thời hạn chế tối đa những mặt tiêu cực khơng đáng có của cơ chế mặt trái thị trường cũng như những tác động xấu của văn hóa ngoại lai gây ra.

Nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phở Cồ mang lại ý nghĩa hết sức to lớn trong hoạch định hướng bảo tồn giá trị văn hóa phở Cồ mà Đảng và chính quyền địa phương xã Đồng Sơn đang quan tâm. Khai thác hết tiềm năng, trước tiên là giải quyết lao động, giải quyết được chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao thu nhập, giá trị kinh tế để từ đó chúng ta có cơ sở để bảo tồn lại những giá trị văn hóa cốt lõi bên trong phở Cồ như giá trị lịch sử, giá trị trong phong tục hay như các giá mới của phở Cồ trong quá trình hình thành và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Minh Khang (Chủ biên) - TS. Lê Tuấn Anh (2011), “Giáo

trình Văn hóa ẩm thực”, Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch, NXB Lao động

Hà Nội.

2. Nguyễn Nhã (2009), “ Bản sắc Ẩm thực Việt Nam”, Nxb Thông Tấn. 3. Ngô Đức Thịnh (2010), “ Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Nghĩa Dân (2011) , “Văn hóa ẩm thực trong tục ngữ ca

dao Việt Nam”, Nxb Thanh niên.

5. Phạm Minh Hạc (2015), “Tìm hiểu các giá trị dân tộc Việt Nam với

tâm lý học và giáo dục học” , NXB Chính trị Quốc Gia.

6. Sanders,N (2010). Hội Atlas. Lấy từ giá trị tinh thần

7. Trần Quốc Vượng, Nguyễn Thị Bảy (2010), “Văn hóa ẩm thực Việt

Nam nhìn từ lý luận và thực tiễn”, Từ điển Bách khoa và Viện Văn hóa.

8. Trần Ngọc Thêm (2001), “Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam”,

Nxb Tp. Hồ Chí Minh.

9. Trần Ngọc Thêm (1999), “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, NXB Giáo dục 10. Vương Xuân Tình (2004), “Tập quán ăn uống của người Việt vùng

Kinh Bắc”, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội. 6

11. Viện Ngôn Ngữ học (2003) “Từ điển tiếng việt của Viện Ngôn Ngữ

học” , Nxb Đà Nẵng. 6

12. Về khái niệm giá trị văn hóa truyền thống – Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam – VUSTA).

Trang web, cổng thông tin điện tử

13. https://sovhttdl.namdinh.gov.vn/ 14. https://namtruc.namdinh.gov.vn/

15. https://bvhttdl.gov.vn/van-ban-quan-ly.htm

16.https://thoibaotaichinhvietnam.vn/gop-phan-quang-ba-to-pho-nam- dinh-tu-viet-nam-huong-ra-the-gioi-12166.html

17. https://nhandan.vn/baothoinay-xahoi-thuongngay/ve-lang-giao-cu- an-pho-co-295979/ 18. https://thanhnien.vn/giai-ma-pho-co-post406196.html 19.https://vpub.namdinh.gov.vn/du-lich-thanh-nam/dac-san-nam-dinh- pho-bo-193946 20. https://spiderum.com/bai-dang/Nguon-goc-cua-Pho-od8

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 BẢNG KHẢO SÁT

( Phiếu khảo sát dành cho thực khách )

Xin chào Anh/ Chị!

Tôi hiện tại là sinh viên khoa Quản lý xã hội – trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Hiện nay tôi đang tiến hành một cuộc khảo sát về đề tài “ Giá trị văn

hóa phở Cồ Nam Định (Nghiên cứu trường hợp tại xã Đồng sơn – huyện Nam trực – tỉnh Nam Định)”. Vì thế thơng tin từ mọi người là điều rất cần

thiết, góp phần vào cơng tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của phở Cồ. Tôi xin cam đoan tất cả các thông tin của mọi người đều phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn mọi người !

Cồ ?

Câu 1:Anh/ Chị hiện tại đang thuộc nhóm độ tuổi nào sau đây ?

A. 18 – 29 tuổi B. 30 – 40 tuổi C. 41- 65 tuổi D. 66 tuổi trở lên

Câu 2: Anh/ Chị đang thuộc nhóm đối tƣợng nào khi thƣởng phở

A. Thực khách đơn thuần đã đi làm

B. Thực khách đơn thuần nhưng chưa đi làm

C. Nhóm đối tượng các giảng viên, sinh viên đại học thuộc các nhóm chuyên ngành văn hóa – xã hội.

D. thuộc nhóm khác.......

Câu 3: Anh/ Chị biết thƣơng hiệu phở Cồ qua đâu ?

A. Tự tìm hiểu B. Bạn bè giới thiệu

C. Biết qua các trang mạng xã hội D. phương án khác..........

Câu 4: Anh/ Chị có thƣờng xuyên sử dụng phở hay khơng ?

A. Khơng bao giờ ăn B. Ít khi ăn

C. Thường xuyên ăn D. Ăn rất thường xuyên

Câu 5: Điểm nổi bật nào ở phở Cồ mà Anh/ Chị thích nhất?

A. Có thương hiệu và ngon B. Nhanh, thuận tiện

C. Đảm bảo về dinh dưỡng D. phương án khác.........

Câu 6: Anh/ Chị có đồng ý với ý kiến “ phở Cồ được xem như là một đại diện hồn hảo để làm hình ảnh đại diện cho nền ẩm thực Việt Nam”

hay khơng ?

A. Có B. Khơng

Câu 7: Anh/ Chị đánh giá ra sao về cách chuẩn bị nguyên liệu, chế biến, quy trình để tạo ra đƣợc một bát phở Cồ đúng vị ?

A. Cầu kỳ, phức tạp, có tính cơng thức chuẩn B. Đơn giản, dễ thực hiện

C. Rất sáng tạo trong cách nấu

D. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại

Câu 8: Trong lịch sử hình thành củaphở Cồ Anh/ Chị nghĩ phở Cồ hình thành và có nguồn gốc chính tại tỉnh nào ?

A. Hà Nội B. Nam Định C. Thái Nguyên D. Hà Nam

Câu 9: Anh/ Chị đã từng quảng bá và giới thiệu phở Cồ đến với bạn bè của mình hoặc một nhóm đối tƣợng nào chƣa ?

A. Có giới thiệu

B. Chưa giới thiệu bao giờ

Câu 10: trong 5 giá trị đề tài nêu ra Anh/ Chị lƣu tâm nhất giá trị nào giá trị nào ?

A. Giá trị về mặt lịch sử hình thành và phong tục tập quán B. Giá trị về mặt truyền thống, thương hiệu

C. Giá trị về cách thức kinh doanh sáng tạo D. Giá trị về mặt kinh tế

----------------------------------------------------

Xin chân thành cảm ơn Anh/ Chị đã giúp Tôi thực hiện bảng khảo sát trên !!!

PHỤ LỤC 2: PHIỂU PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU PHIỂU PHỎNG VẤN SỐ 1

1. Thông tin cá nhân

1. Người phỏng thực hiện phỏng vấn 2. Người được phỏng vấn

3. Thời gian phỏng vấn 4. Địa điểm phỏng vấn

- Sinh viên Nguyễn Tài Lộc

- Anh Cồ Văn Vĩnh ( Truyền nhân phở Cồ)

- 15h ngày 24/3

- Thôn sa lung – xã Đồng sơn – huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định

2. Nội dung câu hỏi

Câu 1: Theo Anh, sự khác biệt nhất dễ phân biệt nhất giữa phở Cồ và các loại phở khác là gì ?

Câu 2: Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phở Cồ, cần có những giải pháp gì ?

Câu 3 : Theo Anh về công thức và cách thức nấu, nguồn gốc cũng như những điều căn bản về món phở Cồ là gì ?

Câu 4: Anh có suy nghĩ như thế nào và có cảm nhận ra sao về nhận định “ Cha truyền con nối” trong nghề nấu phở Cồ ?

Câu 5: Theo Anh giới trẻ hiện nay đánh giá như nào về giá trị văn hóa của phở Cồ ?

Câu 6: Theo Anh về cách áp dụng các khoa học công nghệ vào kinh doanh phở Cồ thì anh có ý kiến, nhận định như thế nào ?

PHIỂU PHỎNG VẤN SỐ 2

1. Thông tin cá nhân

1. Người phỏng thực hiện phỏng vấn 2. Người được phỏng vấn

3. Thời gian phỏng vấn 4. Địa điểm phỏng vấn

- Sinh viên Nguyễn Tài Lộc

- Cô Nguyễn Thúy Lan ( Giáo viên dạy bộ môn lịch sử )

- 10h ngày 02/04

- Số nhà 5 – đường Trần Hưng Đạo – tp. Nam Định – tỉnh Nam Định.

2. Nội dung câu hỏi

câu 1: Theo cô là một giảng viên dạy lịch sử thì cơ có bao giờ truyền tải những giá trị lịch sử của món phở Cồ đến với học sinh không ?

Câu 2: Theo cô, để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phở Cồ, cần có những giải pháp gì ?

Câu 3: Theo cơ, giới trẻ đánh giá như thế nào về giá trị văn hóa phở Cồ ngày nay ?

PHIỂU PHỎNG VẤN SỐ 3

1. Thông tin cá nhân

1.Người phỏng thực hiện phỏng vấn 2.Người được phỏng vấn

3. Thời gian phỏng vấn

4. Địa điểm phỏng vấn

- Sinh viên Nguyễn Tài Lộc

- Cao Đăng Định ( Cán bộ văn hóa xã Đồng Sơn )

- 16h ngày 5/04

- UBND xã Đồng Sơn

2. Nội dung câu hỏi

Câu 1: Anh có phải là người gốc tại xã Đồng Sơn khơng ?

Câu 2: Anh có thể kể qua những thông tin lịch sử về phở Cồ mà trong quá trình anh nắm bắt các thơng tin về các giá trị văn hóa tại địa bàn xã ?

Câu 3: Anh vui lòng cho biết cụ thể hơn về sự liên kết giữa phong tục tập quán ở xã Đồng Sơn với sự hình thành và phong tục của phở Cồ ?

Câu 4: UBND xã Đồng Sơn đã làm gì để lưu giữ, quảng bá hình ảnh của phở Cồ đến với mọi người ?

PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH

Hình ảnh 1: Bát phở Cồ truyền thống – Nguồn: [ https://spiderum.com/bai- dang/Nguon-goc-cua-Pho-od8 ]

Hình ảnh 2: Phở gánh thời xưa – Nguồn: [ https://dienmaynewsun.com/thoi- gian-doi-thay-cung-tim-lai-cach-nau-pho-bo-nam-dinh-chinh-goc ]

Hình ảnh 3: Hình ảnh một quán phở Cồ tại Nam Định – Nguồn: [cửa hàng phở cồ nam định - Bing images ]

Hình ảnh 4: Một quán cửa hàng với thương hiệu phở Cồ Cử - Nguồn: [ phở cồ - Bing images ]

Hình ảnh 5: Chợ Rồng Nam Định – đầu mối lấy những nguyên liệu chính trong phở Cồ - Nguồn:[ Tác giả ]

Hình ảnh 6: Một cửa tiệm phở Cồ trên đường thị trấn Nam giang – huyện Nam Trực ( cách xã Đồng Sơn 2 km) – Nguồn: [ Tác giả ]

Hình ảnh 7: Thơn Sa Lung – Dương Độ - xã Đồng Sơn – Nguồn: [ Tác giả ]

Hình ảnh 9: Chợ Giao Cù – xã Đồng Sơn – huyện Nam Trực – Nguồn: [Tác giả ]

Hình ảnh 11: Chụp ảnh cùng với Ơng Nguyễn Tài Qúy xóm 1 – xã Nghĩa An – huyện Nam Trực – Nguồn: [ Tác giả ]

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa phở cồ nam định (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng sơn – huyện nam trực – tỉnh nam định) (Trang 55 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)