7. Bố cục của đề tài
3.2. Đề xuất một số giải pháp
3.2.1. Giải pháp tuyên truyền quảng bá các giá trị văn hóa củaphở Cồ đến vớ
Cồ đến với thế hệ trẻ
Trong bối cảnh 4.0 như hiện nay, sự giao thoa các giá trị văn hóa giữa các vùng miền, thậm trí nước ngồi là điều hết sức bình thường. Mỗi một vùng miền, đều có những nét đặc sắc riêng biệt về các giá trị văn hóa, nhưng chúng ta vẫn cần phải đón nhận và giao lưu một cách thật sự nghiêm túc. Phở Cồ, món ăn truyền thống của xã Đồng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung đang rất phổ biến trên bản đồ Thế giới. Tuy nhiên sự giao thoa về các giá trị văn hóa góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân hiện nay. Đó là sự tiếp cận một cách rất đa dạng và phong phú về kiểu cách,
phương thức mà ở đó nó khác hồn tồn các giá trị truyền thống dân tộc, mà đối tượng dễ ảnh hưởng và tiếp nhận một cách nhanh nhất, đơng đảo nhất, thu hút nhất đó là thế hệ trẻ (Genz).
Xã Đồng Sơn được biết đến như là mảnh đất của rất nhiều giá trị văn hóa, từ lễ hội cho đến các đặc sản của vùng, tất cả đều thể hiện bản sắc văn hóa riêng của vùng Thành Nam – Nam Trực. Hầu như phở Cồ đã được người dân lưu truyền qua các thế hệ và tồn tại cho đến ngày nay, song song bên cạnh đó do một số yếu tố về bí quyết, phương thức mà phở Cồ đang ở ngưỡng trao đi bán lại, chưa thật có tâm trong việc truyền nghề khiến cho việc kế thừa và tiếp nối chỉ dừng lại ở những con số. Chính vì vậy, giới trẻ ngày rất cần phải tiếp tục gìn giữ, lưu truyền và tiếp nối, phát huy các giá trị văn hóa của phở Cồ. Từ những hành động rất nhỏ như học nấu, chọn các nguyên liệu để nấu ra một bát phở truyền thống, giới thiệu các giá trị của phở Cồ đến với bạn bè trong và ngồi nước, gìn giữ những nét đẹp truyền thống trong văn hóa ẩm thực cực kỳ dân dã và mộc mạc của người dân nơi đây.
Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay đã dần không quan tâm đến các giá trị ấy nữa gây ra rất nhiều sự biến đổi mạnh mẽ trong việc quảng bá các giá trị văn hóa, rõ nhất là qua sự thờ ơ, vơ tâm đối với việc nhớ là nơi bắt nguồn của một giá trị có tính lịch sử. Họ lựa chọn những gì nhanh gọn hơn, hiện đại hơn trong cách ăn, mà quên đi những yếu tố chuẩn mực trong văn hóa ẩm thực xưa. Trong khi thế hệ trẻ hiện nay ngày càng hờ hững với phở Cồ, thì lại có một số lượng đơng đảo du khách từ trong nước cho đến quốc tế muốn tìm hiểu một cách bài bản hơn. Qua đó, có thể thấy, việc tuyên truyền đến thế hệ trẻ về giá trị của văn hóa ẩm thực nói chung và phở Cồ của xã Đồng Sơn – huyện Nam Trực nói riêng là cần thiết trong thời kỳ hội nhập phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Để công tác tuyên truyền đạt được những kết quả khả quan, trước hết, cần tích cực nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ hiểu về tầm quan trọng của giá trị văn hóa phở Cồ. Nâng cao, trau dồi thêm về niềm tự hào văn hóa dân
Từ đó có ý thức tự bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của phở Cồ trong mọi hồn cảnh.
Thế hệ trẻ hiện nay, Internet là một cơng cụ tìm kiếm phổ biến, khơng thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Vì vậy, việc xây dựng các trang web về văn hóa của tỉnh Nam Định nói chung và xã Đồng Sơn nói riêng, trong đó chú ý giới thiệu được những nét đặc trưng nhất của phở Cồ cả xưa và nay là một hình thức tuyên truyền, quảng bá mới, hiện đại, thuộc lĩnh vực thông tin, truyền thông đạt hiệu quả cao. Ngồi ra hiện nay cịn có rất nhiều trang mạng xã hội, ứng dụng rất nổi tiếng như “Tiktok, youtube” các trang mạng xã hội này có thể nhắm tới là các KOL (giới trẻ có sức ảnh hưởng phạm vi cộng đồng) để tăng lượng tương tác cũng như quan tâm đến vấn đề ẩm thực. Như vậy vơ hình chung đã giúp cho phở Cồ nói riêng và các món ăn khác nói chung sẽ tạo nên được một hiệu ứng bùng nổ về truyền thông do xu hướng trẻ hóa như hiện nay. Thơng qua đó, những nội dung được đưa lên mạng giới thiệu cho không chỉ thế hệ trẻ trong nước mà cịn có thể quảng bá du lịch đến những vị khách nước ngoài về một phần nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt.
Bên cạnh có hình thức quảng bá thơng tin khác nhau, chúng ta cũng có thể thơng qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép với các hoạt động hay tổ chức các cuộc thi, các ấn phẩm truyền thơng,....Hình thức này thường được diễn ra trong các trường học, nhằm giáo dục cho trẻ nhỏ hiểu về những giá trị văn hóa truyền thống. Từ đó, hình thành nhận thức và lưu giữ bản sắc văn hóa ẩm thực truyền thống. Cuối cùng, các cơ quan chứ năng, các ban ngành đồn thể cần có chính sách tun truyền, giáo dục mang tầm vĩ mô đối với các đối tượng khác nhau. Không chỉ là giáo dục cho thế hệ trẻ mà cần phải giáo dục đồng đều về các giá trị văn hóa cho mọi đối tượng. Trên cơ sở đó, việc giữ gìn và phát huy được các giá trị sẽ được rút ngắn và lan rộng hơn rất nhiều.