Kết cấu nhịp bán liên tục:

Một phần của tài liệu Bài giảng Thiết kế cầu bê tông cốt thép: Phần 2 - Trường ĐH Vinh (Trang 31 - 35)

Thông thường kết cấu nhịp được chế tạo thành từng nhịp (phân khối theo chiều dọc) và được lắp đặt vào vị trí thiết kế. Tiến hành nối các kết cấu nhịp theo phương dọc bằng cốt thép ƯST hoặc cốt thép thường. Tại trụ kết cấu nhịp có thể đặt trên một gối hoặc vẫn đặt trên hai gối như trong dầm giản đơn.

Đặc điểm làm việc: Trước khi mối nối đạt cường độ kết cấu nhịp làm việc theo sơ đồ dầm giản đơn. Sau khi mối nối dọc đạt cường độ kết cấu nhịp làm việc theo sơ đồ dầm liên tục. Tuỳ theo trình tự thi cơng mà trọng lượng bản mặt cầu do kết cấu giản đơn chịu hay kết cấu liên tục chịu.

Trường hợp nối liên tục sau (Hình 5.34):

 Dầm đúc sẵn chịu trọng lượng của bản thân dầm đúc sẵn, trọng lượng phần bản mặt cầu và dầm ngang.

 Khi bê tông bản mặt cầu và phần nối đạt cường độ tiến hành thi công lớp phủ, lan can các tải trọng này cũng như hoạt tải do dầm liên tục tiết diện liên hợp chịu.

Hình 5.34 – Trình tự nối liên tục sau khi lắp dầm

Trường hợp nối liên tục trước (Hình 5.35)

 Kết cấu nhịp giản đơn đúc sẵn chịu trọng lượng của bản thân nó, tiết diện làm việc là tiết diện của dầm lắp ghép.

 Sau khi bê tông nối dầm đạt cường độ, kết cấu nhịp liên tục chịu trọng lượng phần bản mặt cầu và dầm ngang, tiết diện làm việc là tiết diện của dầm lắp ghép.

 Lớp phủ, lan can các tải trọng này cũng như hoạt tải do dầm liên tục tiết diện liên hợp chịu.

Các dầm bán liên tục có thể là lắp ghép hoặc bán lắp ghép, trên hình Hình 5.36 thể hiện các phương án nối liên tục bằng cốt thép thường hoăc thép ứng suất trước.

Hình 5.36 – Cấu tạo mối nối trên trụ của dầm bán liên tục

a. Bản liên tục nhiệt; b,..., f. Mối nối liên tục dầm

1. Cấu kiện nối; 2. BT đổ tại chỗ; 3. Lớp đàn hồi; 4. Cốt thép; 5. Mối hàn; 6. Mối hàn cốt thép bẻ cong; 7. Dầm ngang đổ tại chỗ trên trụ; 8. Cốt thép ƯST; 9. Dầm ngang thép; 10.

BT biên dưới; 11. Phần trụ

* Tài liệu tham khảo:

[1]. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11823-2017 “Thiết kế cầu đường bộ”

[2]. AASHTO LRFD Bridge design specifications, seventh edition, 2014 U.S. Customary Units.

[3]. GS.TS. Lê Đình Tâm, Cầu bê tơng cốt thép trên đường ô tô, tập 1, Nhà xuất bản xây dựng, 2009

* Câu hỏi ơn tập:

Câu 1:Trình bày những ưu, nhược điểm của cầu bê tông cốt thép và cách khắc phục các nhược điểm?

Câu 2: Tại sao phải đặt ống thoát nước mặt cho cầu bê tông cốt thép, cách đặt và các dạng cấu tạo của ống thoát nước?

Câu 3: Những vấn đề chung của kết cấu nhịp cầu bê tông cốt thép thường, nguyên tắc

thiết kế và cấu tạo các dạng mặt cắt ngang?

Câu 4: Cấu tạo chung về kết cấu nhịp giản đơn cầu bê tơng cốt thép thường tồn khối và

lắp ghép, cách thể hiện bản vẽ cấu tạo tổng thể kết cấu nhịp trong hồ sơ thiết kế?

Câu 5: Trình bày tác dụng nguyên tắc đặt các loại cốt thép trong dầm cầu bê tông cốt

Câu 6: Những nhược điểm cơ bản về khả năng chống nứt của bê tông cốt thép thường và

thực chất của bê tông cốt thép dự ứng lực. Tại sao trong dầm cầu bê tông cốt thép dự ứng lực phải đặt cốt thép cường độ cao theo đường thẳng và cong?

Câu 7: Trình bày phương pháp chế tạo, ưu nhược điểm của dầm cầu bê tông cốt thép dự

ứng lực kéo trước?

Câu 8: Trình bày phương pháp chế tạo, ưu nhược điểm của dầm cầu bê tông cốt thép dự

ứng lực kéo sau?

Câu 9: Trình bày phạm vi sử dụng của các các loại cốt thép cường độ cao dùng trong

dầm cầu bê tơng cốt thép dự ứng lực?

Câu 10: Trình bày cấu tạo, phạm vi sử dụng của các loại neo dùng trong dầm cầu bê tông

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu Bài giảng Thiết kế cầu bê tông cốt thép: Phần 2 - Trường ĐH Vinh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)