Thường sử dụng các bó cốt thép uốn theo đường cong, khoảng 30-40% tổng số bó được uốn lên trong các mặt phẳng đối xứng đối với trục của tiết diện dầm. Đầu dầm được mở rộng trên một đoạn có chiều dài từ 1-1,5m. Điểm bắt đầu uốn cịn được bố trí so le trong khoảng cách (0,15-0,4)L tới đầu dầm.
Tại đầu dầm đầu của bó cong thứ nhất cách trên mặt dầm khoảng 15-20cm. Khoảng cách theo chiều cao giữa đầu các bó uốn xiên cịn lại là 15-30cm. Khoảng cách đó phải đủ bố trí thân neo. Nếu các bó cốt thép được kích cùng một lúc thì khoảng cách giữa các tim neo cịn phải phù hợp với kích thước của kích.
Các bó cáp căng sau thường được bố trí trong mặt phẳng đứng theo đường parabol có quỹ đạo là: 2 4 (f Lx x) y L Trong đó:
f là chiều dài đường tên.
L là chiều dài nhịp tính tốn của bó cáp.
x là tọa độ theo phương ngang (thường chia cự li 1m)
y là tọa độ theo phương thẳng đứng.
6.5.2.4. Mất mát dự ứng suất (mục 9.5 phần 5):
Sau khi bê tông cốt thép được ép trước bằng các bó thép, có nhiều yếu tố phát sinh làm giảm hiệu quả của lực kéo trước. Một vài mất mát xuất hiện hầu như tức thời, trong khi nhiều loại khác phát triển theo thời gian và phải mất nhiều năm mới kết thúc.
Tổng ứng suất mất mát fpTlà tích lũy của các mất mát xuất hiện tại các giai đoạn tải trọng khác nhau suốt tuổi thọ của cơng trình. Tổng mất mát ứng suất phụ thuộc vào phương pháp căng cốt thép. Theo quy định tại mục 9.5, phần 5, TCVN11823-2017, tổng mất mát ứng suất có thể lấy bằng:
Trong các cấu kiện dự ứng lực kéo trước:
T
p
f
=fpES+fpLT
Trong các cấu kiện dự ứng lực kéo sau:
T
p
f
=fpF+fpA+fpES+fpLT
fpTlà tổng mất mát ứng suất (Mpa)
fpF là mất mát do ma sát (Mpa)
fpAlà mất mát do thiết bị neo (Mpa)
fpES là tổng tất cả các mất mát ứng suất do co ngắn đàn hồi hoặc giãn dài ở thời điểm tác dụng dự ứng lực hoặc tải trọng ngoài (MPa)
fpLTlà mất mát do co ngót và từ biến theo thời gian của bê tông, và sự tự chùng của thép.