300 DW.( hang tron g)
6.3.5. Tính hệ số phân phối ngang theo tiêu chuẩn:
Xét tiết diện cách gối cầu một đoan là a: Hệ số phân phối ngang của mô men gM là tỷ số giữa “giá trị mô men lớn nhất của dầm đang xét trong kết cấu nhịp do 1 hoặc nhiều làn hoạt tải gây ra” với “giá trị mô men lớn nhất do 1 làn hoạt tải gây ra trong một dầm độc lập có cùng chiều dài nhịp”
Như vậy ta chỉ cần xét một dầm đơn để đại diện cho tồn cầu nên phương pháp này cịn gọi là phương pháp dầm đơn.
Các nhà nghiên cứu thực hiện hàng trăm phân tích ở nhiều loại cầu, các kích thước và độ cứng khác nhau. Nhiều loại kết cấu này là cầu thực tế trên toàn liên bang Mỹ. Nhiều chương trình máy tính khác nhau dùng để phân tích và so sánh với kết quả thực nghiệm. Nhiều chương trình cho kết quả chính xác nhất được lựa chọn để phân tích sâu hơn trong việc phát triển các công thức AASHTO.
Các kết quả của sự phân tích này sau đó được dùng để lập các cơng thức dựa trên kinh nghiệm có chứa các tham số hệ thống như là các biến. Người thiết kế có thể dùng những cơng thức này để tính hệ số phân bố mà khơng cần phải tiến hành các bài tốn phân tích chính xác và phức tạp.
Công thức gần đúng dựa vào các tham tố sau:
Khoảng cách giữa các dầm chủ S, (mm).
Chiều dài nhịp L, (mm).
Chiều dày bản ts, (mm).
Tham số độ cứng Kg, (mm4).
Độ chéo của kết cấu nhịp, (độ).
Cơng thức tính hệ số phân phối ngang theo phương pháp này được chỉ rõ cụ thể cho từng loại kết cấu khác nhau trong Bảng 6, mục 6.2.2.2, phần 4, TCVN11823-2017.
Xác định tham số độ cứng dọc Kg:
Kg = n(I+A.eg2) Trong đó:
n = EB/ED là tỷ số mơ đun đàn hồi (cầu tồn khối => n = 1).
EB là mô đun đàn hồi của vật liệu làm dầm (Mpa).
ED là mô đun đàn hồi của vật liệu làm bản mặt cầu (Mpa).
I là mơ men qn tính dầm (mm4), khơng liên hợp.
eg là khoảng cách giữa trọng tâm dầm và trọng tâm bản mặt cầu (mm).
A là diện tích tiết diện dầm chủ (mm2), khơng liên hợp.