Một số biện pháp thi công cầu dầm phân đoạn phổ biến:

Một phần của tài liệu Bài giảng Thiết kế cầu bê tông cốt thép: Phần 2 - Trường ĐH Vinh (Trang 86 - 87)

4. Kiểm tra độ võng dầm theo TTGHSD:

7.1.2. Một số biện pháp thi công cầu dầm phân đoạn phổ biến:

- Thi công trên giàn giáo cố định: Đây là công nghệ cổ điển nhất được sử dụng từ những ngày đầu tiên xây dựng cầu BTCT, hiện nay ở các nước phát triển trong những điều kiện thích hợp nhiều cơng trình vẫn được xây dựng trên giàn giáo cố định bởi vì việc xây dựng đảm bảo chất lượng tốt, thi cơng an tồn, kết cấu nhịp chịu lực theo một sơ đồ duy nhất, nên sử dụng vật liệu hợp lý. Đặc biệt trong những năm gần đây nhiều loại giàn giáo vạn năng với kết cấu đa dạng, dễ tháo lắp, trọng lượng nhẹ đã được đưa vào sử dụng tạo điều kiện cho việc thi cơng những cơng trình khơng bị ảnh hưởng của thơng thương dưới cầu và kết cấu trụ không quá cao, điều kiện địa chất tốt. Trong nhiều trường hợp do cấu tạo của kết cấu nhịp và điều kiện thực tế tiến hành thi công phân đoạn trên giàn giáo cố định, nội lực trong trường hợp này phụ thuộc vào trình tự thi cơng.

- Thi cơng trên giàn giáo di động (moveable scaffolding system - MSS): Để khai thác những ưu điểm của việc thi công trên giàn giáo và khắc phục việc xây dựng các trụ tạm rất tốn kém, người ta sử dụng các giàn giáo di động gồm một hệ dầm thép có chân kê trên các trụ chính và các phần dầm đã được xây dựng trước đó. Trên các giàn giáo này có hệ thống các quang treo để treo ván khuôn đổ bê tơng một đoạn dài có khi cả nhịp hoặc lớn hơn một nhịp. Với cơng nghệ này có thể thi cơng bất kỳ sơ đồ kết cấu nào với tiết diện là hình hộp hoặc dầm có sườn. Sau khi đoạn dầm vừa đúc đạt cường độ người ta cho giàn giáo di chuyển ra phía trước để thi cồng những đoạn tiếp theo. Nếu cầu cong thì trên giàn giáo bố trí những khớp quay để tạo độ cong. Cơng nghệ này có đầy đủ các ưu điểm của công nghệ thi công trên giàn giáo cố định nhưng khơng phải làm các vì chống nên có thể sử dụng cho các cầu rất cao và cầu qua sông

thông thuyền. Nhược điểm của công nghệ là thiết bị có tính chun dùng nên chỉ thích hợp cho nhiều cầu cùng sử dụng mới phát huy hết khả năng của giàn giáo, thi công trên cao, mặt bằng hạn chế do đó địi hỏi đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề. Phải đặc biệt quan tâm đến an tồn khi thi cơng.

- Thi công bằng phương pháp hẫng (PP hẫng cân bằng): Nguyên lý của phương pháp thi công hẫng là kết cấu nhịp được đúc hay được lắp từ một trụ đối xứng ra hai bên, đến giữa nhịp các kết cấu này được nối lại với nhau bằng cách đổ bê tông tại chỗ (dầm liên tục hay khung), hoặc lắp vào một đoạn dầm treo (khung dầm tĩnh định), hoặc lắp vào một khớp nối (cầu khung dầm có khớp). Kết cấu nhịp được phân ra từng đốt, có thể là đúc tại chỗ trên ván khuôn di động hặc lắp bằng những đốt đúc sẵn. Khi thi công kết cấu nhịp chịu lực theo sơ đồ mút thừa nên trên tiết diện chỉ có mơ men âm các cốt thép được bố trí ở phía trên và đúc hay lắp đến đâu căng cốt thép đến đó. Ưu điểm của phương pháp này là dùng ít giàn giáo, kết cấu nhịp có nhiều sơ đồ với tiết diện có chiều cao thay đổi phù hợp với sơ đồ chịu lực khi thi cơng cũng như khi khai thác do đó có thể sử dụng vật liệu một cách hợp lý nên có thể xây dựng những nhịp rất dài.

- Thi công bằng phương pháp đẩy: Nguyên lý của công nghệ này là kết cấu nhịp được đúc hoặc lắp từng đoạn (thường là một nhịp) liên tiếp ở nền đường đầu cầu, sau đó dùng kích đẩy dầm trượt trên các bàn trượt để đưa dầm ra vị trí. Cơng việc đúc (lắp) và đẩy được tiến hành từng đợt liên tiếp nhau để đưa cả những kết cấu nhịp có chiều dài rất lớn. Ưu điểm của phương pháp này là công việc thi công được tiến hành ở trên nền đường đầu cầu nên chất lượng đảm bảo vỡ tương đối an toàn, việc tổ chức và quản lý dễ dàng vì quá trình đúc (lắp) và đẩy được lặp đi lặp lại theo những chu trình khơng thay đổi. Nhược điểm là kết cấu nhịp phải có chiều cao không thay đổi, nên việc sử dụng vật liệu khơng hợp lý do đó chiều dài nhịp khơng lớn (thông thường chỉ dùng trong phạm vi 40-80m và hiệu quả hơn cả là khi nhịp khoảng 40-60m). Trong q trình thi cơng mơ men thường xun đổi dấu, nội lực khi thi công rất khác so với khai thác do đó thường phải bố trí cốt thép ƯST tạm thời và tốn kém, việc thi cơng phải đảm bảo chính xác, các thiết bị phải hoạt động nhịp nhưng địi hỏi kỹ sư và cơng nhân phải lành nghề.

- Thi công bằng chở nổi: Kết cấu nhịp được đúc trên bờ thành từng đoạn dài sau đó đưa lên hệ chở nổi bằng cách đẩy ngang hoặc dọc, dùng hệ thống chở nổi đưa ra vị trí và hạ xuống mố trụ sau đó đổ bê tơng hoặc dùng mối nối khô nối kết cấu lại rồi rút hệ thống chở nổi ra khỏi vị trí cầu. Phương pháp này phải dùng nhiều hệ thống phụ trên bờ và hệ thống chở nổi, khi thi công chịu ảnh hưởng của nước lên xuống, chịu ảnh hưởng của nước chảy, sóng nên việc nối các đốt trở lên phức tạp và khó khăn. Kết cấu bê tơng nặng nên hệ thống phao đồ sộ (ở Liên xô cũ cầu qua sông Nêva các đoạn kết cấu nhịp nặng 4800T phải dùng hai trụ nổi mỗi trụ gồm 90 phao KC). Phương pháp này thi công rất phức tạp và phải hết sức thận trọng để đảm bảo an toàn đồng thời lại cản trở dịng sơng ảnh hưởng thơng thương đường thuỷ. Vì có nhiều nhược điểm như vậy nên rấy ít được sử dụng

Đối với các kết cấu siêu tĩnh, nội lực tại các tiết diện đ−ợc hình thỡnh vỡ liên quan chặt chẽ với q trình thi cơng, do đó việc tính tốn kết cấu cầu nhịp phải xem xét đến công nghệ thi công chúng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Thiết kế cầu bê tông cốt thép: Phần 2 - Trường ĐH Vinh (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)