a. Tĩnh tải:
- Trọng lượng các lớp mặt cầu, lan can, tay vịn: DW (hệ số tải trọng = 1,5; 0,65). Có thể lấy trọng lượng riêng trung bình của các lớp mặt cầu: ρ=1,8-1,9(T/m3).
Khi chịu tĩnh tải, có thể cắt một dải bản có bề rộng bản mặt cầu bằng một đơn vị chiều dài để tính, thơng thường chọn dải bản rộng 1m.
b. Hoạt tải:
- Khi bản làm việc theo phương ngang có nhịp ≤ 4600mm dải bản ngang được thiết kế theo bánh xe của trục xe tải thiết kế 145KN.
- Khi bản làm việc theo phương ngang có nhịp > 4600mm dải bản ngang được thiết kế theo bánh xe của trục xe tải thiết kế 145KN và tải trọng làn.
- Không xét lực li tâm, lực hãm khi tính bản mặt cầu.
- Với phần bản hẫng, nếu L ≤ 1800mm, hàng bánh xe ngồi có thể thay bằng 1 tải trọng phân bố đều có cường độ 14,6N/mm đặt cách mặt cột lan can hoặc gờ chắn bánh 300mm
- Khi bản làm việc theo phương dọc thiết kế với mọi tải trọng quy định trong Tiêu chuẩn, kể cả tải trọng làn.
* Sự phân bố tải trọng bánh xe lên bản mặt cầu được xét như sau:
Hình 6.3. Diện tích tiếp xúc và truyền lực của bánh xe lên mặt cầu
Diện tích tiếp xúc của lốp xe của một bánh xe có một hoặc hai lốp được giả thiết là một hình chữ nhật có chiều rộng là b = 510mm và có chiều dài l = 250mm (mục 6.1.2.5, phần 3)
* Chiều rộng làm việc của dải bản: (mục 6.2.1.3, phần 4)
Hình 6.4. Bề rộng của dải bản tương đương
Khi chịu hoạt tải, chiều rộng làm việc của dải bản tương ứng với một dãy bánh xe của bản mặt cầu như sau:
Phần hẫng: E = 1140 + 0,833X (mm). h 450 P/2 0 45 h P/2 b b+h l l+h
Mô men dương: E+ = 660 + 0,55S (mm).
Mô men âm : E- = 1220 + 0,25S (mm). Với:
X: khoảng cách tim gối (tim dầm biên) đến vị trí đặt bánh xe hoạt tải. S: khoảng cách giữa các cấu kiện (dầm trong) kê đỡ.