Các nhóm dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu cso-staff-guide-vn (Trang 29 - 31)

vào cộng đồng của Indonesia, được biết đến với tên gọi Badan Keswadayaan Masyarakat, đã được hợp tác thực hiện những cơng trình dân sự đơn giản như cải tạo cống thoát nước và vỉa hè trong Dự án Neighborhood Upgrading and Shelter Sector Project

18 Tài liệu cơ bản: Tài liệu hướng dẫn về quan hệ hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự

Sau trận động đất tàn phá miền cực tây Indonesia vào tháng 3 năm 2005, ADB đã phối hợp chặt chẽ với Chương trình định cư con người Liên hiệp quốc (UN-Habitat) và bốn tổ chức phi chính phủ (NGO) để giúp các cộng đồng địa phương xây dựng lại và phục hồi nhà ở tại Aceh và Nias. Những tổ chức này gồm Cordaid Sumatera, Hilfe zur Selbsthilfe e.V (một NGO Đức có tên theo nghĩa đen là “Giúp thông qua Tự giúp”), Tổ chức viện trợ Hồi giáo (Muslim Aid) và Tổ chức Hành động Nông nghiệp Đức (German Agro Action). ADB đóng góp khoảng 30 triệu đơ la Mỹ cho chương trình tái thiết tại Đảo Nias, 50% trong số này được dành cho nhà ở. Sự hỗ trợ này đối với Nias là một phần trong khoản tài trợ 291 triệu đô la Mỹ của ADB giúp xây dựng lại các khu vực bị tàn phá bởi động đất và sóng thần tháng 12 năm 2004, và trận động đất tàn phá Aceh và Nias vài tháng sau đó.

Chương trình nhà ở của ADB ở Nias cung cấp khoảng 1.500 ngôi nhà mới và phục hồi gần 900 ngôi nhà. ADB đã ký một thoả thuận hợp tác với UN-Habitat để xây dựng lại 486 căn nhà. Phần cịn lại của chương trình nhà ở Nias được thực hiện thơng qua tổ chức Hilfe zur Selbsthilfe e.V và BRR (Cơ quan Phục hồi và Tái thiết Aceh và Nias của Chính phủ Indonesia). ADB đã kết hợp với UN-Habitat và các NGO thông qua các hợp đồng lên tới 5 triệu đơ la Mỹ để xây dựng lại tồn bộ các khu định cư. BRR, các NGO và các cơ quan quốc tế đã áp dụng phương pháp tiếp cận do cộng đồng thực hiện trong trường hợp của chương trình nhà ở Nias trên quan điểm của các điều kiện văn hoá xã hội và thách thức về hậu cần đặc trưng của đảo. Chương trình cũng chú ý đặc biệt đến việc giải quyết vấn đề sở hữu đất và đảm bảo sự tham gia của phụ nữ. Điểm đặc trưng của các ngôi làng Nias là việc sử dụng không gian tinh tế và phức tạp của họ. Điển hình là, đường phố hoặc quảng trường phía trước ngơi nhà được chia thành một lối đi công cộng được lát ở giữa, một khu vực bán riêng tư được sử dụng để phơi khô hoa màu hoặc giặt giũ, và bức tường đá chỉ rõ tình trạng xã hội của người chủ, và một cầu thang hoặc mái hiên được sử dụng để đi vào ngơi nhà đó.

Những nét văn hoá truyền thống này của Nias đều được xem xét đến trong quá trình tái thiết nhằm đảm bảo rằng những ngôi nhà xây dựng lại sẽ được người dân địa phương chấp nhận.

Hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự (CSO) trong các dự án do ADB tài trợ 19

ADB–CSO trong lĩnh vực này là rất tiềm năng, cụ thể là trong việc xác định hoặc theo dõi những tác động tiêu cực về môi trường và xã hội của dự án. Việc này càng trở nên đúng đắn hơn bởi vì cơng việc giám sát dự án đã trở thành một hoạt động phổ biến của các NGO vận động, rất nhiều trong số các tổ chức này đã kết nối với liên minh quốc tế vốn được biết đến là Diễn đàn NGO về ADB. Sự giám sát độc lập như vậy thường giúp làm giảm các vấn đề trong việc thực hiện dự án, và giúp đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề.

Khi chuẩn bị báo cáo hoàn thành dự án (và hỗ trợ kỹ thuật), nhân viên có thể tìm kiếm các quan điểm của các tổ chức xã hội dân sự (CSO) tương tự với việc thực hiện dự án hoặc hỗ trợ kỹ thuật liên quan. Trong thực tế, khi soạn thảo các báo cáo đánh giá, Vụ Đánh giá Hoạt động (OED) thường xuyên phỏng vấn và thu thập dữ liệu từ các CSO khác nhau bên cạnh các bên liên quan khác.

Các Khoản vay Chương trình

ADB tăng khoản cho vay bằng hình thức các khoản vay chương trình trên phạm vi toàn quốc và kéo theo những cải cách chính sách lớn. Xác định các bên liên quan, gồm cả các CSO, trong trường hợp khoản vay chương trình, có thể là nhiệm vụ thách thức hơn so với việc xác định các bên liên quan đối với các dự án được thiết kế cho địa bàn hẹp hơn và số người bị ảnh hưởng ít hơn.

Trong khi việc tham vấn tất cả người dân của một nước rõ ràng là điều không khả thi, những tổ chức trung gian như các CSO có thể giúp đảm bảo rằng quan điểm của một số lượng lớn người dân, gồm những người có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ cải cách, được lắng nghe và xem xét. Do đó, những tổ chức này, có thể là những tổ chức nghề nghiệp, hội người tiêu dùng, đại diện của người lao động, các liên minh tổ chức phi chính phủ (NGO) theo ngành và quốc gia, có thể thực hiện chức năng như là người được uỷ quyền hiệu quả cho ý kiến của người dân nói chung tại quốc gia liên quan.

Ví dụ về khoản vay chương trình ngành là Chương trình Hỗ trợ Chính quyền Địa phương và Cộng đồng ở Indonesia. Được thực hiện sau khủng hoảng tài chính châu Á, khoản vay được thiết kế để hỗ trợ Chính phủ Indonesia thúc đẩy tiến trình phân cấp và cải cách chính quyền

Một phần của tài liệu cso-staff-guide-vn (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)