Đổi mới cấu trúc

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO. PGS.TS. NHÂM PHONG TUÂN (Trang 39 - 40)

CHƢƠNG 2: CÁC MƠ HÌNH ĐỔI MỚ

2.2.3. Đổi mới cấu trúc

Chúng ta đã làm quen với đổi mới cấu trúc ở mục Các mơ hình đổi mới tĩnh. Theo từng mơ hình ta nhận diện đặc điểm đổi mới cấu trúc như sau:

 Theo mơ hình của Abernathy – Clark về năng lực công nghệ và năng lực thị trường, có hai loại tri thức làm cơ sở cho đổi mới: tri thức về công nghệ và tri thức về thị trường. Đổi mới là mang tính "cấu trúc" nếu nó làm lỗi thời cả năng lực cơng nghệ và năng lực thị trường.

 Theo mơ hình mơ hình Henderson – Clark, do các sản phẩm thường được tạo ra bởi các bộ phận cấu thành có liên hệ qua lại nhau nên việc tạo ra sản phẩm sẽ cần hai loại tri thức: tri thức của các bộ phận cấu thành và tri thức về mối liên hệ giữa chúng hay còn gọi là "tri thức cấu trúc". Do đó, đổi mới có thể ảnh hưởng đến tri thức của các bộ phận cấu thành hoặc tri thức cấu trúc, hoặc cả hai. Tri thức cấu trúc thì thường khó nhận thấy, nó thường nằm trong các thủ tục, quy trình hàng ngày của tổ chức nên những thay đổi trong nó khó được nhận biết và phản ứng hợp lý, kịp thời.

 Bốn loại hình đổi mới được Henderson - Clark chỉ ra là:

o Đổi mới tuần tự: thúc đẩy cả tri thức của các bộ phận cấu thành và tri thức cấu trúc. o Đổi mới đột phá: phá bỏ cả hai loại tri thức này.

o Đổi mới cấu trúc: phá bỏ tri thức cấu trúc, thúc đẩy tri thức của các bộ phận cấu thành.

o Đổi mới từng phần: phá bỏ tri thức của các bộ phận cấu thành, thúc đẩy tri thức cấu trúc.

Đổi mới cấu trúc là một loại hình đổi mới. Trong mối tương quan giữa đổi mới cấu trúc với đổi mới đột phá và đổi mới tuần tự, chúng ta thấy đổi mới cấu trúc có thể diễn ra trong cả đổi mới cấu trúc và đổi mới tuần tự. Đổi mới cấu trúc liên quan đến tri thức cấu trúc hay tri thức về mối liên hệ giữa các bộ phận cấu thành, mà như đã đề cập ở trên, tri thức về mối liên hệ giữa các bộ phận cấu thành thường không thể rõ ràng ra bên ngồi. Vì vậy đổi mới cấu trúc thường gắn liền với đổi mới tuần tự nhiều hơn, và nó địi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng cũng như thống nhất trong từng hoạt động, quy trình của tổ chức.

44

CÂU HỎI ÔN TẬP

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO. PGS.TS. NHÂM PHONG TUÂN (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)