Các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO. PGS.TS. NHÂM PHONG TUÂN (Trang 76 - 78)

- Nghiên cứu và phát triển

2 Von Hippel, E The sources of innovation,

4.3.4. Các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác

Một số quốc gia thuận lợi hơn hoặc tốt hơn các quốc gia khác trong một số loại đổi mới nhất định.

Ví dụ: Nước Mỹ dẫn đầu về đổi mới trong lĩnh vực dược, công nghệ sinh học, phần mềm, điện ảnh và truyền hình, chế tạo máy bay… Nhật Bản và Hàn Quốc đi đầu trong lĩnh vực sản xuất máy photo copy và linh kiện điện tử. Đức dẫn đầu về dụng cụ chế tạo và hóa chất. Ý nổi tiếng với giầy da và đồ dùng da. Những ví dụ này cho thấy các quốc gia khác nhau có thể là nguồn gốc của những đổi mới nhất định tốt hơn các quốc gia khác. Như vậy nguồn gốc đổi mới cho một tổ chức có thể đến từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác.

Tóm lại, đổi mới là một q trình có nguồn gốc từ bên trong và bên ngoài tổ chức, các yếu tố bên trong và bên ngồi đó có liên kết với nhau. Cách tiếp cận này đã tạo ra chỗ đứng cho những đổi mới sau này về phương diện tổ chức, giúp xác định các biến số có ảnh hưởng tới đổi mới và mở rộng phạm vi, từ tiêu chí định lượng sang các nhân tố chất lượng.

Mặc dù các nghiên cứu và thực tiễn đều chứng minh rằng nghiên cứu và phát triển là một nguồn quan trọng của đổi mới, nhưng nguồn gốc đổi mới không chỉ dừng

ở đó. Hơn thế nữa, trong nghiên cứu và phát triển, điều quan trọng nhất không phải là năng lực nghiên cứu và phát triển mang tính chun mơn mà là năng lực đổi mới, cụ thể là năng lực đổi mới sản phẩm và dịch vụ để có thể thương mại hóa những kết quả của nghiên cứu và phát triển. Bên cạnh nghiên cứu và phát triển, các nguồn bên trong có thể dẫn đến đổi mới thuộc về các lĩnh vực chức năng khác của tổ chức như sản xuất, marketing… Nguồn gốc đổi mới từ bên ngồi có thể là bất kỳ tác nhân nào có liên quan đến tổ chức, bao gồm các nhóm: (i) nhà cung cấp, khách hàng; (ii) đối thủ

Chương 4: Nguồn gốc của những đổi mới

89

cạnh tranh; (iii) Chính phủ, trường đại học, cơ quan nghiên cứu; (iv) Các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Trong mơ hình nguồn gốc đổi mới của doanh nghiệp này, doanh nghiệp là chủ thể chính và là trung tâm liên kết các yếu tố nguồn gốc của hệ thống đổi mới, bao gồm cả các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong. Hoạt động đổi mới của doanh nghiệp được đặt trong một hệ thống bao gồm: các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, sản xuất, marketing, các nhà cung cấp đầu vào, các khách hàng/ người sử dụng hiện tại và tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, chính phủ, trường đại học, cơ quan nghiên cứu, các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Trong quá trình đổi mới, doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các thông tin sáng chế, hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, phịng thí nghiệm để phát triển và thương mại hóa những ý tưởng đổi mới sản phẩm và dịch vụ. Nhưng ở một khía cạnh khác, bản thân các đối tác trên cũng cần hướng vào phục vụ các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển. Những yếu tố này tạo thành một hệ thống đổi mới bao gồm các tác nhân và các mối liên kết lấy đổi mới của doanh nghiệp làm trung tâm. Trong nội bộ doanh nghiệp, hoạt động nghiên cứu và phát triển được gắn kết với các nhu cầu đổi mới sản sản phảm, dịch vụ. Nếu khơng có nhu cầu về đổi mới sản phẩm, dịch vụ để cạnh tranh thì sẽ khơng có lý do tồn tại cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong nội bộ doanh nghiệp.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO. PGS.TS. NHÂM PHONG TUÂN (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)